Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam: Được xây nhanh nhất thế giới, nằm ở nơi ít ai nghĩ đến
Sân bay này được quân và dân ta xây dựng “thần tốc”, hoàn thành chỉ trong 2 tháng. Nó trở thành sân bay quốc tế đầu tiên của cách mạng Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ hình thành và phát triển của ngành hàng không nước ta.
Sau năm 1945, sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam không phải đặt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng mà là ở Tuyên Quang. Đó chính là sân bay Lũng Cò, thuộc thon Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Thông tin từ Cục hàng không Việt Nam cho biết, tháng 6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng sân bay này để vận chuyển quân sự của mặt trận Đồng Minh cho cách mạng Việt Nam. Sân bay Lũng Cò từ đó cũng là sân bay quốc tế đầu tiên của nước ta, mở đầu cho ngành hàng không Việt Nam.
Thời điểm đó, trong thung lũng gần căn cứ Tân Trào có một dải đất rộng, xung quanh toàn núi bao bọc nên có thể ngụy trang rất tốt. Nó được chọn làm nơi xây sân bay. Sự ra đời của của sân bay Lũng Cò tạo điều kiện để quan hệ Việt Nam – quân Đồng Minh chống kẻ thù chung là Phát xít Nhật, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Dù không phải sân bay hiện đại, nhưng Lũng Cò được nhiều chuyên gia nhận định là sân bay được xây nhanh nhất thế giới. 35 chiến sĩ giải phóng quân, cùng dân quân du kích và người dân xã Bình Yên, Trung Yên đã cùng nhau phát quang, san gạt nền đất, làm xong đường cất hạ cánh dài 400m, rộng 20m chỉ trong vòng 2 ngày.
Chuyến bay đầu tiên đáp xuống Lũng Cò mang theo 2 sĩ quan quân Đồng Minh và một số lương thực, thuốc men cho quân Đồng minh ở Tân Trào. Sau đó là rất nhiều chuyến bay khác. 2 tháng sau, Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ, các chuyến bay của quân Đồng Minh không còn được thực hiện nữa.
78 năm trôi qua, sân bay Lũng Cò nay chỉ còn là một di tích lịch sử, minh chứng cho một quãng thời gian gian khổ nhưng anh hùng, đầy sáng tạo của người Việt Nam. Ở thời điểm bom đạn khốc liệt đó, việc có một sân bay dã chiến ở chiến khu Việt Bắc quả thực là sự kiện chấn động lịch sử.