Danh tính ‘ông tổ nghề giám thị’ ở Việt Nam: Nỗi ám ảnh của tất cả sĩ tử xưa, nghiêm khắc bậc nhất lịch sử
Thời kỳ vị tiến sĩ này coi thi, chế độ thi cử Việt Nam được nhận xét là rất quy củ và đều đặn. Ông đã loại hàng trăm nghìn thí sinh có hành vi gian dối trong trường thi thời bấy giờ.
Giám thị là “nỗi sợ” chung của tất cả các thí sinh khi vào phòng thi. Nhưng bạn có biết ai là người giám thị nổi tiếng nhất trong lịch sử thi cử ở Việt Nam? Ông vốn là một tiến sĩ vô cùng nổi tiếng, người cực kỳ nghiêm khắc, khó tính trong mỗi lần xem thi – Trần Sĩ Trác (1843 - ?).
Trần Sỹ Trác quê ở xã Đan Trường, tổng Đan Hải, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi, là hậu duệ của nhà quân sự Đại Việt thời Trần – Lê Sơ. Dù thông minh, giỏi giang nhưng mãi đến năm 47 tuổi, Trần Sỹ Trác mới đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái năm thứ nhất. Thời bấy giờ, Trần Sĩ Trác đứng thứ 10/12 tiến sĩ của khoa thi.
Đỗ đạt xong, Trần Sỹ Trác được bổ nhiệm làm Tri phủ Thăng Bình, rồi về kinh làm Giám khảo trường Hương Hà Nam. Sự nghiệp giám thị của vị tiến sĩ này cũng bắt đầu từ đây. Trong suốt thời gian làm công việc trông coi trường thi, Trần Sĩ Trác nổi tiếng là người cực kỳ nghiêm khắc. Ông đã bắt, đuổi hàng trăm nghìn thí sinh có hành vi gian dối, quay cóp bài, mang phao vào lều chõng…
Sinh thời, Trần Sĩ Trác chấm thi cũng rất khó tính. Chỉ cần bài thi có dấu hiệu đạo văn, bê nguyên các câu cú trong sách đề học tốt ngữ văn của Khổng Tử đều bị ông thẳng tay loại đi. Đổi lại, chính sự nghiêm khắc của Trần Sĩ Trác đã giúp cho Việt Nam thời kỳ đó có một kỳ thi rất quy củ, chất lượng tốt.
Khi thôi giữ chức Giám khảo trường Hương Hà Nam, Trần Sĩ Trác chuyển sang làm Toản tu trong Quốc sử quán. Ông đã tham gia biên soạn bộ Đại Nam thực lục (Chính biên, Đệ ngũ kỷ) nổi tiếng của sử Việt. Người đời sau tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của vị tiến sĩ này trong việc thi cử, ngành giáo dục đất nước nên vẫn thường gọi ông là “ông tổ nghề giám thị”.