Thế giới

Kế hoạch chấm dứt xung đột đầy tranh cãi của ông Donald Trump: Nga dễ bác bỏ, Ukraine khó chấp nhận

Kế hoạch chấm dứt xung đột đầy tranh cãi của ông Donald Trump: Nga dễ bác bỏ, Ukraine khó chấp nhận

Ông Donald Trump được cho là đã lên kế hoạch rất cụ thể để chấm dứt xung đột Nga – Ukraine. Tuy nhiên, thái độ của hai bên trong cuộc thì sao?

Đài Sky News (Anh) đã thực hiện cuộc phỏng vấn với Tổng thống Ukraine – Zelensky hôm 29/11. Lần đó, ông Zelensky chia sẻ: “Nếu chúng ta muốn ngăn chặn giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng ta phải đặt lãnh thổ Ukraine (còn) nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta vào sự bảo trợ của NATO”.

Tổng thống Ukraine cho rằng việc gia nhập NATO sẽ giúp “giai đoạn nóng của cuộc chiến” chấm dứt, sau đó đạt được thỏa thuận về trả lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm giữ. Tuyên bố này không có yêu cầu về “các lãnh thổ bị chiếm đóng” kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022.

ukraine-1

Nhưng Cổng thông tin Ukraine Strana.ua lại không cho rằng phát ngôn trên là bước ngoặt mạnh mẽ trong chính sách của Tổng thống Ukraine. Cùng ngày bài phỏng vấn được chia sẻ, Strana.ua nhấn mạnh đến thời điểm ông Zelensky có chia sẻ. Đó là ngay sau khi ông Donald Trump đề cử trung tướng về hưu Keith Kellogg làm đặc phái viên về Ukraine. Ông Kellogg là người đã trình bày với ông Trump về kế hoạch chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Đài CNN tiết lộ, qua bổ nhiệm ông Kellogg làm đặc phái viên ở Ukraine, ông Trump được cho là đã lên kế hoạch cụ thể để chấm dứt xung đột nơi đây. Kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở không lôi kéo Mỹ quá nhiều vào cuộc xung đột, không bắt đầu chiến tranh hạt nhân.

nga-ukraine-5

Trong kế hoạch hòa bình đó có các điểm đáng chú ý sau:

Một là, ngừng bắm dọc theo chiến tuyến hiện tại và bắt đầu đàm phán.

Hai là, hoãn vô thời hạn tư cách thành viên NATO của Ukraine để “đổi lấy một thỏa thuận hòa bình toàn diện với các đảm bảo an ninh”.

Ba là, yêu cầu Kiev chỉ lấy lại các lãnh thổ đã mất bằng “giải pháp ngoại giao”, cho phép Nga không trả lại các lãnh thổ đã “chiếm đóng”, nhưng Ukraine và thế giới sẽ không công nhận chúng là của Nga.

Bốn là, thay vào đó Nga được “giảm có giới hạn” các biện pháp trừng phạt, giảm nhẹ hoàn toàn sau khi ký một thỏa thuận hòa bình phù hợp với Ukraine.

Năm là, dùng thuế xuất khẩu năng lượng của Nga để chi trả cho việc tái thiết Ukraine.

Sáu là, nếu đồng ý với kế hoạch này, Ukraine sễ được Mỹ hỗ trợ trong tương lai, đồng thời nước này sẽ cung cấp vũ khí cho Kiev “trong phạm vi nước này có thể tự vệ”.

Bảy là, có thể hình thành khu phi quân sự dọc chiến tuyến đóng băng, được quân NATO hoặc lính từ các quốc gia không liên kết khác giữa hai bên đảm bảo an nninh. Ngoài ra còn cần một khoản đầu tư tài chính lớn.

nato-ukraine-3

Tuy nhiên, ông Zelensky và các đồng minh phương Tây lại không tỏ ra đồng tình. Họ chỉ ra nhiều chướng ngại trong bản kế hoạch hòa bình phía ông Trump đưa ra:

Đầu tiên là Ukraine mong được mời vào NATO trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống.

Thứ hai là nếu không thành công thì hãy thuyết phục ông Trump thay đổi kết hoạch hòa bình.

Về phía Nga, Strana.ua viết: “Tính toán ở đây là trong trường hợp này, ông Putin, người luôn giữ quan điểm trung lập, chắc chắn sẽ bác bỏ kế hoạch như vậy (kế hoạch Kellogg), chiến tranh vẫn sẽ tiếp tục và lỗi sẽ nằm ở phía Matxcơva”.

atacms-4

Một cựu ứng viên tổng thống Ukraine 2014 – người từng cạnh tranh với ông Zelensky – ông Oleg Tsarev khẳng định nếu Kiev được mời vào NATO thì các điểm thỏa thận của hòa bình phải được đưa trong bối cảnh trung lập. Ông Oleg Tsarev khẳng định Nga không đồng ý kế hoạch hòa bình với một quốc gia xin NATO chấp thuận.

Cũng theo vị chính khách này thì kế hoạch của ông Zelensky là “tiếp tục cuộc chiến” chứ không phải kết thúc nó. Theo ông Tsarev, kế hoạch của Keith Kellogg có hai điểm quan trọng cần lưu ý. Thứ nhất, thuế áp dụng lên việc bán tài nguyên năng lượng thực chất là một hình thức bồi thường mà bên thua cuộc phải chi trả. Trong khi đó, Nga hiện đang giữ thế thượng phong trên chiến trường.

Thứ hai, việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine sau khi xung đột tạm thời đóng băng sẽ làm cản trở mục tiêu phi quân sự hóa Ukraine mà ông Putin đã đặt ra. Vì những lý do này, Matxcơva chắc chắn sẽ không chấp nhận kế hoạch của Kellogg.

nga-ukraine-4

Phía Moscow không mơ mộng nhiều về “kế hoạch hòa bình”. Thậm chí, Cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SRV) còn đề cập đến việc NATO chuẩn bị “cuộc chiến thứ hai tại Ukraine”.

SRV tiết lộ, các nguồn tin của họ cho biết NATO hiện kêu gọi đóng băng chiến sự dọc chiến tuyến hiện tại để cố xoay chuyển tình thế xung đột. Biện pháp đó cho phép NATO kêu gọi đóng văng chiến sự dọc chiến tuyến hiện tại, nhằm cố gắng xoay chuyển tình thế xung đột. Biện pháp đó cho phép phương Tây khôi phục lại quân lực Ukraine vốn đã giảm đáng kể.

Việc đóng băng xung đột có thể dẫn đến việc triển khai 100.000 binh sĩ "gìn giữ hòa bình" của NATO vào Ukraine. Đồng thời, NATO dự định huy động thêm 1 triệu thanh niên Ukraine nhập ngũ, sử dụng nguồn tài chính từ phương Tây để xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí hiện đại tại Ukraine, và thiết lập các trung tâm đào tạo quân sự nhằm huấn luyện số binh sĩ này.

Những kế hoạch này đồng nghĩa với việc khởi đầu một cuộc chiến mới chống lại Nga, dự kiến sẽ khó khăn và đẫm máu hơn nhiều. Do đó, Nga chắc chắn sẽ không chấp nhận các điều kiện như vậy để đóng băng xung đột.