Vị tướng số nhọ nhất lịch sử Việt Nam: Cả đời cầm quân chưa thắng nổi 1 lần, hễ ra trận là thua đậm
- Vị tướng đặc biệt được đích thân Bác Hồ đặt tên, người duy nhất được dân tôn là ‘đại tướng nông dân’
- Tuyên bố chấn động về MH370: Cả thế giới đã bị đánh lừa, vị trí thật sự chiếc máy bay đang ở không ai ngờ đến?
- 5 đại gia tộc giàu nhất Trung Quốc: Số 1 là hậu duệ đệ tử Khổng Tử, số 4 chỉ mới học hết tiểu học
Lịch sử Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của một vị tướng bị mệnh danh là “nhọ nhất”. Lý do bởi thành tích bết bát, trăm trận trăm thua của ông. Người được nhắc đến ở đây là Hoàng Phùng Cơ (? – 1787). Vị tướng này xuất thân là lục lâm thảo khấu, đi theo lực lượng nổi dậy của quận He Nguyễn Hữu Cầu chống chúa Trịnh.
Sau khi Nguyễn Hữu Cầu bại trận dưới tay Phạm Đình Trọng, chúa Trịnh ra lệnh cho quận He cùng Hoàng Phùng Cơ rửa hết tội cũ, nhận chức tước. Tuy nhiên tướng Phạm Đình Trọng lại không đồng ý vì có thâm thù từ trước nên ngăn cản họ về hàng. Hữu Cầu cùng Phùng Cơ đành mang quân bỏ trốn.
Đến năm 1751, Nguyễn Hữu Cầu bị bắt và tử hình. Đội quân của quận He cũng rã đám từ đó. Hoàng Phùng Cơ quy hàng triều đình và được chúa Trịnh Doanh phong làm tướng.
Chuỗi thành tích chiến trận bết bát của Hoàng Phùng Cơ cũng từ đây được nối dài thêm. Một lần, Hoàng Ngũ Phúc sai Hoàng Đình Thể và Hoàng Phùng Cơ ra trận đối chiến với quân Nguyễn Nhạc. Họ trúng phục kích, quân lính chết hơn một nửa. Cuối cùng đích thân Hoàng Ngũ Phúc phải vào trợ giúp. Thế nbhwng sau này quân Trịnh dính dịch bệnh thổ tả, vị tướng này cũng bị dính bệnh và qua đời. Hoàng Phùng Cơ dù thua trận nhưng trở về lại được chúa Trinh phong làm quận Thạc, giao cho trấn thủ Sơn Tây.
Lần khác, Hoàng Phùng Cơ được Trịnh Khải triệu về làm tiền bộ, đóng ở hồ Vạn Xuân để phòng thủ cho kinh thành. Thế nhưng cuối cùng toán quân của Hoàng Phùng Cơ cũng tan tác bỏ chạy, tướng Mai Thế Pháp còn phải nhảy sông trước sự truy sát của quân Tây Sơn.
Khi đó, một mình Phùng Cơ cùng 8 người con và vài chục thủ hạ cố gắng bám trụ. Cuối cùng 6 người con của ông tử trận, Hoàng Phùng Cơ đành cùng 2 người con còn lại mở đường máu, chạy về Sơn Tây. Sau lần đó, chúa Trịnh Khải bị bắt và phải tự s.á.t.
Sau này Hoàng Phùng Cơ lại ủng hộ Đinh Tích Nhưỡng, muốn lập Trịnh Bồng làm chúa, thực thi chính sách vua Lê – chúa Trịnh cùng cai trị như trước. Phùng Cơ mang quân từ Sơn Tây về Thăng Long, vào tâu xin vua Lê Chiêu Thống giao quyền cho chúa Trịnh. Dù không muốn nhưng vua Lê vì không có quyền lực nên đành đồng ý.
Cuối cùng, Hoàng Phùng Cơ được xem như đại thần, nhận chức Trung quân tả đô đốc chưởng phủ sự do chúa Trịnh Bồng phong.
Để phục hận, vua Lê Chiêu Thống đã mời Nguyễn Hữu Chỉnh đánh đám tàn dư họ Trịnh. Bè đảng chạy tan tác, Hoàng Phùng Cơ rơi vào thế bị cô lập, cảm giác không chống đỡ được, đành rút lui về Sơn Tây. Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh lại có tật xấu là hống hách, lạm quyền. Đám Hoàng Phùng Cơ, Đinh Tích Nhưỡng liền lấy đó làm cớ, xuất quân để phù Lê diệt Chỉnh.
Trong trận giao chiến với tướng Nguyễn Duật, Phùng Cơ tính toán sai, bị thua ngược. Quân Hoàng Phùng Cơ đang ăn thì bị tập kích, không kịp trở tay. Hoàng Phùng Cơ bị bắt về kinh. Khi luận tội ông bị phán phải xử chém, nhưng Lê Chiêu Thống niệm tình xưa nên cho xử bằng thuốc độc. Cuộc đời vị tướng “số nhọ” này cũng kết thúc từ đó.
Người phụ nữ Việt Nam duy nhất dám 3 lần từ chối làm vợ vua, ra 3 điều kiện kỳ lạ mới chịu đồng ý
Từ xưa đến nay chỉ có người phụ nữ này dám từ chối làm vợ của vua. Thế nhưng vua chẳng những không trách tội, lại đồng ý với 3 điều kiện oái oăm để được “đưa nàng về cung”.