Đời sống

Người dân bị kiểm tra nồng độ cồn có quyền yêu cầu CSGT thực hiện 1 việc, ai cũng nên biết

Kiểm tra nồng độ cồn đã trở thành từ khóa quen thuộc trong những năm qua với người dân tham gia giao thông ở Việt Nam. Tuy nhiên, người dân vẫn có một số thắc mắc liên quan đến công tác này. Hôm 14/12, ở buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM, phóng viên của Dân Trí đã đưa ra câu hỏi cho Công an thành phố về vấn đề kiểm tra nồng độ cồn.

do-nong-do-con-2

Cụ thể, nhiều người dân thắc mắc, liệu CSGT có thay ống thổi mới sau mỗi lần đo nồng độ cồn hay không? Trả lời câu hỏi này, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, CSGT sẽ thực hiện 2 bước khi kiểm tra nồng độ cồn của người dân. Bước 1 sẽ là kiểm tra định tính, bước 2 là kiểm tra định lượng.

Khi kiểm tra định tính, người dân chỉ cần thở vào phễu máy đo vài giây, không cần ngậm ống thổi. Nếu không có nồng độ cồn, người dân sẽ tiếp tục tham gia giao thông. Nếu có nồng độ cồn, người vi phạm phải tiếp tục kiểm tra định lượng bằng máy dùng ống thổi.

do-nong-do-con-1

Thượng tá Lê Mạnh Hà chia sẻ: “Theo quy định, mỗi người vi phạm sẽ dùng một ống thổi riêng. CSGT sẽ lấy, bóc ống thổi trong túi hoặc để người vi phạm tự tay bóc ống thổi ra và cắm vào máy. Sau khi có kết quả đo, các lực lượng sẽ lập biên bản, tạm giữ phương tiện”.

Đặc biệt, nếu người dân phát hiện CSGT không thay ống thổi mới, có thể yêu cầu CSGT thay ống thổi khác. Người dân có thể phản ánh đến Công an thành phố để kiểm tra đơn vị, cá nhân nào của Công an TP.HCM chưa thực hiện đúng quy định.

do-nong-do-con-3

Trước đó, tại phiên thảo luận của kỳ họp HĐND TP.HCM hôm 7/12, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, thiếu tướng Trần Đức Tài cho biết: “Trong việc kiểm tra nồng độ cồn, tất cả những lần kiểm tra, công an đều dùng đầu thổi riêng. Việc kiểm tra cũng có chương trình, kế hoạch, không gây ùn tắc và xáo trộn về trật tự an toàn giao thông”.

 

Công dân có CCCD gắn chip phải nắm rõ 4 điều quan trọng, nếu vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Người dân sử dụng CCCD gắn chip cần lưu ý một số điều quan trọng. Nếu vi phạm, bạn có thể bị xử phạt nặng.