Lý do đơn giản khiến loài người không sợ khi thấy xác động vật, nhưng ớn lạnh vì xác đồng loại
- Bí ẩn vụ chạm trán UFO cổ đại ở Nhật Bản 200 năm trước, cảnh tượng khi đến gần mới gây choáng váng
- Hé lộ cuộc sống của Thanh Bạch sau 10 lần cưới ‘bà trùm’ Thúy Nga, ngoại hình hiện tại gây tranh cãi
- Việt Nam phát hiện loài cây chưa từng xuất hiện trên thế giới, có vẻ ngoài siêu đẹp, độc nhất vô nhị
Sợ hãi là bản năng của loài người. Chúng ta có những nỗi sợ vô hình, không rõ lý do. Chẳng hạn có người sợ biển sâu, người sợ độ cao, người sợ không gian hẹp, người sợ lỗ tròn…
Giới khoa học lý giải, sợ hãi là một cơ chế sinh tồn. Nó xảy ra bởi loài người thực chất vẫn đang trong quá trình tiến hóa, bản năng vật lý nguyên thủy vẫn được giữ lại. Khi cảm thấy bị đe dọa, não bộ sẽ phản ứng ngay lập tức và lựa chọn chiến đấu để sinh tồn hoặc chạy trốn sớm nhất có thể. Nhờ sợ hãi, con người mới biết tìm cách để sống. Nói cách khác, nó là yếu tố cốt lõi để chúng ta duy trì nòi giống đến tận bây giờ.
Vậy tại sao con người lại sợ khi nhìn thấy xác của đồng loại? Nguyên nhân bởi não bộ chúng ta khi đó ghi nhận đây là thông tin xấu, tượng trưng cho cái chết và bệnh tật. Nhìn thấy cái chết của đồng loại cũng mang ý nghĩa là nguy hiểm rình rập đâu đây. Cảm giác sợ hãi sẽ khiến chúng ta muốn tránh xa cái xác.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Đó là những người đã tiếp xúc với xác chết nhiều, trong thời gian dài, không còn cảm giác sợ, ví dụ như bác sĩ, người khâm liệm…
Nhưng khi nhìn thấy xác các loài vật khác thì con người lại không sợ hãi như vậy. Bởi lúc đó chúng ta nghĩ đến thức ăn đầu tiên. Tổ tiên loài người đã học được cách vượt qua nỗi sợ hãi khi nhìn thấy xác động vật trong quá trình săn bắt, vật lộn để sinh tồn.
Loài ‘côn trùng kỷ Jura’ tưởng đã tuyệt chủng 100 năm trước, bỗng ‘hồi sinh’ kỳ diệu khiến giới khoa học mừng rỡ
Giới khoa học từng nghĩ rằng loài này đã tuyệt chủng hoàn toàn. Nhưng sự “sống lại” đầy kỳ diệu của nó đã khiến tất cả phải nghĩ lại.