- HLV Park Hang Seo tiết lộ lý do để Bùi Tiến Dũng dự bị
- HLV Thái Lan hé lộ chiến thuật đấu U22 Việt Nam, đề cao sức mạnh của thầy trò Park Hang Seo
- Chủ nhà Philippines tắc trách, không chuẩn bị quốc kỳ Việt Nam cho lễ trao HCV
Thông tin Vingroup và Masan ký thỏa thuận hợp tác để Masan nắm quyền điều hành, kiểm soát Công ty Vincommerce (đang sở hữu Vinmart, Vinmart+ và VinEco) chiếm sự chú ý của dư luận những ngày qua. Chuỗi 2.600 cửa hàng Vinmart, Vinmart+ tại 50 tỉnh thành cả nước, 14 nông trường của VinEco đều sẽ về tay Masan.
Masan không có thói quen đổi tên thương hiệu
Thực tế thì đây không phải lần đầu tiên Masan thực hiện M&A (mua bán và sáp nhập). Nhưng có vẻ như họ không có thói quen thay đổi tên gọi của thương hiệu. Trước đó, hồi tháng 12/2017, Masan bỏ ra 1.700 tỷ đồng để mua toàn bộ Vinacafe Biên Hòa. Thương hiệu này sau đó vẫn được giữ nguyên tên gọi và sáp nhập vào Masan Consumer.
Năm 2013, Masan mua lại nước khoáng Vĩnh Hảo, bia Phú Yên. Năm 2015, họ mua lại nước khoáng Quang Hanh. Các thương hiệu này cũng được sáp nhập vào Masan Consumer. Chưa kể đến việc tập đoàn này cũng mua lại toàn bộ cổ phần của hai ông lớn ngành thức ăn chăn nuôi là Anco, Pronconco rồi sáp nhập về công ty con Masan Nutri-Scinece (giờ đây là Masan MeatLife).
Công ty CP Kỹ nghệ súc sản Vissan và Công ty CP Chợ lớn (Cholimex) cũng được Masan mua lại khá nhiều cổ phần. Họ cho thấy rõ tham vọng có được toàn bộ cổ phần của Cholimex và tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần ở Vissan.
Không ít thương vụ đã diễn ra, nhưng các sản phẩm vẫn được Masan giữ lại tên gọi. Có thể liệt kê một số loại như: Bia Sư Tử Trắng, thức ăn chăn nuối Anco, Pronconco, nước khoáng Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Vinnacafe… Điểm khác biệt chỉ là các công ty thuộc quyền quản lý của công ty thành viên trong tập đoàn Masan.
Số phận Vinmart, Vinmart+ và VinEco sẽ ra sao?
Bộ ba trực thuộc Vincomerce đã quá nổi tiếng với người tiêu dùng Việt Nam. Vinmart, Vinmart+, VinEco đều đã tạo dựng được thương hiệu tại Việt Nam. Người dân chấp nhận bỏ ra số tiền lớn gấp 3-4 lần so với ngoài chợ để mua rau từ VinEco, trả số tiền nhỉnh hơn bình thường để mua đồ ăn từ Vinmart, Vinmart+…
Về lý, chẳng có lý do gì để Masan đổi tên 3 thương hiệu trên làm gì. Nhưng dù Masan không muốn, liệu Vingroup có đồng ý? Nên nhớ Vingroup đặt tên cho hệ sinh thái của mình với thương hiệu riêng, cùng chữ “Vin” ở đầu. Vậy nên chỉ cần thấy chữ “Vin”, người dân đã mặc định nó đến từ Vingroup.
Trong thông cáo báo chí nói về việc thương vụ M&A giữa Masan và VinCommerce, hai tập đoàn không đề cập đến việc đổi tên. Tuy nhiên, có điểm rất đáng chú ý là Vingroup dù không kiểm soát, điều hành nhưng vẫn là cổ đông. Họ vẫn có trách nhiệm trong việc duy trì, phát triển Vinmart, Vinmart+, VinEco. Vậy nên trong thời gian tới, nhiều khả năng những tên gọi cũ vẫn sẽ được giữ, không có nhiều thay đổi diễn ra.
Ngoài trả lương cho thầy Park, tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn làm gì cho bóng đá Việt Nam?
(Techz.vn) – Dù không phải cái tên nổi đình nổi như bầu Đức hay bầu Hiển nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn có những đóng góp âm thầm cho bóng đá nước nhà.