Ông Carlos Ghosn – cựu CEO Nissan mới đây đã bí mật trốn khỏi Nhật Bản để đến Lebanon, tránh đối mặt với phiên tòa xét xử các hành vi sai trái về tài chính. Đến cả chính quyền cũng tỏ ra bối rối và bất ngờ vì hành trình tẩu thoát của ông. Việc bỏ trốn được dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng tại nơi ở tại ngoại vẫn còn là bí ẩn. Theo tiết lộ của chính quyền Lebanon, ông Ghosn đã nhập cảnh hợp pháp đến đất nước này bằng hộ chiếu Pháp.
Chia sẻ với truyền thông Lebanon, Ghosn nói: “Tôi đã thoát khỏi sự bất công và hà khắc”. Nhưng luật sư của ông thì chia sẻ: “Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi thậm chí chết lặng một lúc khi nghe tin. Tôi muốn hỏi Ghosn một câu: Sao ông có thể làm vậy với chúng tôi?”.
Nhiều tình tiết ly kỳ của vụ đào tẩu này được truyền thông thế giới chỉ ra. Theo đó, ông Ghosn trốn khỏi căn hộ bằng cách hóa trang làm thành viên một ban nhạc và có sự trợ giúp của một nhóm bán quân sự. Cựu lãnh đao Nissan trốn trong một thùng đựng dụng cụ âm nhạc, rồi vội vàng ra sân bay địa phương.
Pha hành động như điệp viên gây sửng sốt với dư luận. Thực tế, đây không phải lần đầu Ghosn hóa trang. Trước đó, hồi tháng 3 ông cũng đóng giả công nhân xây dựng để tránh né truyền thông sau khi rời nhà tù.
Một số ý kiến cho rằng Ghosn đã đi qua ba lục địa, dùng máy bay tư nhân, nhiều hộ chiếu để tẩu thoát. Hôm 2/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ bảy người để điều tra về cách mà ông Ghosn đi qua đất nươc này. Hãng thông tấn DHA cho biết, 4 người đó bao gồm một phi công, một giám đốc công ty vận chuyển hàng hóa, hai nhân viên sân bay.
Ngày 3/1, hãng MNG Jet đã đệ đơn khiếu nại hình sự ở Thổ Nhĩ Kỳ về việc sử dụng bất hợp pháp dịch vụ điều máy bay nhưng từ chối tiết lộ người khiếu nại. Họ cũng cho biết một nhân viên của công ty đã thừa nhận làm sai lệch hồ sơ, khẳng định rằng anh ta đã dùng quyền hạn cá nhân mà không thông báo cho hãng bay.
Công ty MNG Jet tiết lộ những người trên đã thuê 2 máy bay. Một chiếc đi từ Dubai đến Osaka (Nhật Bản) rồi đi từ Osaka đến Istanbul, một chiếc khác từ Istanbul đến Beirut. Vấn đề là không thể tìm ra những chiếc máy bay được thuê bởi tên của ai. Đến cả phi công của máy bay cũng không biết đến sự có mặt của Ghosn.
Tờ FT thì nói rằng kế hoạch trốn khỏi Nhật Bản đã được Ghosn lên kế hoạch từ nhiều tháng và được những người Nhật ủng hộ ông trợ giúp. Không thể xác định vị trí của cựu CEO Nissan vì ông không đeo thiết bị theo dõi điện tử trong thời gian tự do nhờ bảo lãnh.
Interpol hiện đã đưa ra thông báo truy nã Ghosn. Bộ trưởng Tư pháp Lebanon phát biểu, tỏ ý sẽ đưa Ghosn đi thẩm vấn, nhưng vì ông đã vào Lebanon bằng hộ chiếu hợp pháp nên khả năng trao Ghosn cho Nhật Bản vẫn đang bị bỏ ngỏ. Giữa hai quốc gia này cũng không có thỏa thuận dẫn độ. Về phần Ghosn, ông lớn lên ở Lebanon, là một người khá nổi tiếng ở đây, thậm chí còn xuất hiện trên một loại tem bưu điện tại quốc gia này.
Trước những cáo buộc cho rằng vợ Ghosn đóng góp vai trò không hề nhỏ trong vụ đào tẩu này, cựu CEO Nissan đã lên tiếng phủ nhận, ông nói bà Carole và các thành viên trong gia đình không hề biết chuyện này, tự mình đã bố trí tất cả mọi chuyện.
Gia thế khủng CEO Vietjet: Tổ tiên là danh nhân lịch sử, anh em là “quan” cấp bộ
(Techz.vn) – Ít ai biết rằng, tiền nhân của dòng họ nhà bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị. Đến an hem cùng thời cũng là những CEO nổi tiếng ở Việt Nam.