Đời sống

Thực hư chuyện CSGT được giữ lại 70% tiền xử phạt người vi phạm

Thực hư chuyện CSGT được giữ lại 70% tiền xử phạt người vi phạm

Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/2020, trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất với cộng đồng mạng. Rất nhiều trường hợp lái xe uống rượu bia đã bị xử phạt nặng. Đáng chú ý, những ngày qua nhiều người còn truyền tai nhau rằng lực lượng công an được giữ lại 70% số tiền phạt vi phạm luật giao thông. Nguyên nhân bắt nguồn từ Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007.

csgt-1

Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì thông tin trên là sai sự thật. Được biết, trong Thông tư số 89/2007/TT-BTC có nêu rõ, tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng Công an giao thông, Thanh tra giao thông vận tải (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với những tỷ lệ phân bổ cụ thể.

Tuy nhiên, đến 6/12/2013, Thông tư 89/2007/TT-BTC đã hết hiệu lực, được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính. Các quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Khoản 5 Điều 4 nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước…”.

csgt-2

Dựa trên Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính khẳng định, tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

 

Hút thuốc lá, uống nước tăng lực cũng có thể dương tính nồng độ cồn

(Techz.vn) – Dù không dùng rượu bia nhưng hút thuốc lá, uống nhiều nước tăng lực thì người dân vẫn có thể có nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí cả xét nghiệm máu.