Từ ba lần ông Donald Trump bị ám sát hụt, hé lộ điểm chung kỳ lạ của những kẻ ám sát Tổng thống Mỹ
Những tên sát thủ có ý định ám sát Tổng thống Mỹ đều mang trong mình 6 đặc điểm chung. Nhìn từ trường hợp 3 gã có ý định ám sát ông Donald Trump trong năm 2024 đã có thể nhận ra điều này.
Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, ông Donald Trump liên tiếp bị ám sát trong quá trình tranh cử. May mắn là vị Tổng thống đắc cử vẫn bình an vô sự, những tên sát thủ hoặc bị bắt hoặc đã bị “xử lý” ngay tại chỗ.
Cơ quan chức năng, dư luận thế giới dễ dàng nhận thấy những điểm chung ở thủ phạm ám sát ông Donald Trump. Chúng cũng mang trên mình những đặc điểm giống các thủ phạm ám sát Tổng thống Mỹ trong quá khứ.
Động cơ chính trị hoặc tư tưởng cực đoan
Tất cả những kẻ ám sát Tổng thống Mỹ đều có động cơ chính trị mạnh mẽ, thường thể hiện sự bất mãn với chính sách của tổng thống hoặc hệ thống chính trị đương thời.
John Wilkes Booth, một người ủng hộ nhiệt thành của Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ, đã ám sát Tổng thống Abraham Lincoln vào năm 1865. Booth kịch liệt phản đối các chính sách bãi bỏ chế độ nô lệ và chiến thắng của miền Bắc, điều mà ông ta coi là mối đe dọa đối với tương lai của đất nước. Theo trang lưu trữ tài liệu của Quốc hội Mỹ, Booth xem hành động ám sát này như một nỗ lực "giải cứu" đất nước khỏi điều mà ông ta gọi là "sự sụp đổ".
Charles Guiteau ám sát Tổng thống James Garfield vào năm 1881 vì những động cơ chính trị và cá nhân đầy phức tạp. Hắn tự cho rằng mình đã đóng góp vào chiến thắng của Garfield trong cuộc bầu cử và xứng đáng được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng trong chính quyền. Khi bị từ chối, sự thất vọng cá nhân của Guiteau biến thành lòng căm ghét chính trị. Trong suy nghĩ lệch lạc của mình, gã tin rằng việc ám sát Garfield sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Leon Czolgosz, người ám sát Tổng thống William McKinley vào năm 1901, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng vô chính phủ. Hắn ta phản đối các chính sách của McKinley và cả những bất công xã hội và kinh tế mà gã cho rằng chính quyền McKinley tượng trưng. Theo Czolgosz, hành động ám sát tổng thống là một cách để thách thức và lật đổ trật tự xã hội đương thời.
Lee Harvey Oswald, kẻ ám sát Tổng thống John F. Kennedy vào năm 1963, có một tiểu sử chính trị đầy phức tạp. Động cơ của Oswald vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng nhiều giả thuyết cho rằng ông ta có thể đã bị thúc đẩy bởi tư tưởng chống chính quyền Mỹ và sự phản đối các chính sách của Kennedy trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.
Tâm lý bất ổn hoặc bất mãn cá nhân
Nhiều kẻ ám sát tổng thống cho thấy có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm lý hay sống cô lập với xã hội, thất vọng cá nhân.
Charles Guiteau được xem là mắc các rối loạn tâm lý, thể hiện qua hành vi thất thường và niềm tin hoang tưởng rằng mình có vai trò quan trọng trong chính trị. Cuộc đời của Guiteau đầy rẫy những thất bại, từ sự nghiệp luật sư không thành công đến những mối quan hệ cá nhân tan vỡ, khiến sự bất mãn của gã ngày càng gia tăng.
Tương tự, Leon Czolgosz cũng có dấu hiệu bất ổn tâm lý. Hắn sống cuộc đời khép kín, ít giao tiếp và bị thu hút bởi tư tưởng vô chính phủ, một hệ tư tưởng ủng hộ bạo lực chống lại chính quyền. Sự cô lập và phẫn nộ với hệ thống xã hội và kinh tế thời bấy giờ khiến Czolgosz tin rằng ám sát Tổng thống McKinley là cách duy nhất để bày tỏ sự phản đối của mình.
Lee Harvey Oswald cũng có một cuộc đời đầy bất ổn. Kẻ này thường được mô tả như một kẻ cô lập, không thể hòa nhập vào xã hội và có thể đã tìm cách khẳng định giá trị bản thân thông qua hành động bạo lực.
Hành động đơn độc
Mặc dù các vụ ám sát tổng thống thường gắn liền với những bối cảnh chính trị phức tạp, phần lớn các nghi phạm lại hành động đơn lẻ, không phụ thuộc vào tổ chức hay âm mưu quy mô lớn, theo New York Times.
John Wilkes Booth là trường hợp đặc biệt khi hắn có một nhóm nhỏ đồng phạm trong âm mưu ám sát Tổng thống Abraham Lincoln. Tuy nhiên, Booth chính là người thực hiện hành động trực tiếp và chịu trách nhiệm cho cái chết của Lincoln. Hắn tin rằng việc ám sát sẽ khởi đầu một cuộc nổi dậy của phe miền Nam, nhưng trên thực tế, Booth hành động mà không nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ bất kỳ phong trào lớn nào.
Charles Guiteau, Leon Czolgosz, và Lee Harvey Oswald cũng vậy, họ đều là sát thủ hành động đơn độc.
Dùng súng làm công cụ ám sát
Súng trở thành công cụ phổ biến nhất trong những vụ ám sát Tổng thống Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở Mỹ việc tiếp cận vũ khí không quá khó.
Tiếp cận mục tiêu rất dễ dàng
Không rõ vì sao nhưng những lần sát thủ tiếp cận Tổng thống Mỹ để ra tay thì an ninh đều cho thấy rõ vấn đề, rất lỏng lẻo.
John Wilkes Booth tận dụng cơ hội tiếp cận Tổng thống Lincoln trong một nhà hát công cộng, nơi Lincoln không có sự bảo vệ nghiêm ngặt. Bối cảnh thoải mái và cởi mở này đã tạo điều kiện thuận lợi để Booth thực hiện hành vi ám sát.
Charles Guiteau chọn một ga tàu hỏa, nơi Tổng thống Garfield xuất hiện mà không có an ninh chặt chẽ. Không gian công cộng này cho phép Guiteau dễ dàng tiếp cận Tổng thống để thực hiện kế hoạch của mình.
Leon Czolgosz cũng lợi dụng một sự kiện triển lãm lớn, nơi Tổng thống McKinley tham gia tiếp xúc trực tiếp với công chúng. Trong tình huống mà Tổng thống không được bảo vệ đầy đủ, Czolgosz đã tìm thấy cơ hội thuận lợi để thực hiện vụ ám sát.
Lee Harvey Oswald đứng ở một vị trí cao, dùng một tòa nhà làm nơi ẩn náu và có tầm bắn lý tưởng. Mặc dù có sự bảo vệ, đoàn xe diễu hành của Tổng thống Kennedy vẫn để lộ những điểm yếu, tạo cơ hội để Oswald thực hiện vụ ám sát từ xa.
Chung một cái kết
Tất cả những đối tượng ám sát Tổng thống Mỹ đều không thoát được sự truy đuổi của cảnh sát. Họ bị bắn, giết ngay tại chỗ hoặc sau đó không lâu.