Đời sống

Tỉnh có giọng nói nói khó nghe nhất Việt Nam: Không phải Nghệ An, Hà Tĩnh, từng là ngôn ngữ chuẩn

Tỉnh thành được đánh giá có giọng nói khó nghe nhất Việt Nam có cách phát âm rất đặc biệt. Nếu tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh còn có thể bập bẹ đôi câu thì với tiếng nơi đây, nhiều người phải “bó tay” toàn tập.

Trong suy nghĩ của nhiều người, Nghệ An và Hà Tĩnh là hai địa phương có giọng nói khó nghe bậc nhất. Không chỉ cách phát âm đặc biệt, nơi đây còn sử dụng nhiều từ địa phương với cách nói hoàn toàn khác tiếng phổ thông, nổi bật là: Mô, tê, răng, rứa, tau, mi…

Nhưng có thể bạn không biết, Nghệ An và Hà Tĩnh cũng chỉ nằm top cuối những tỉnh thành có giọng nói khó nghe hiểu nhất Việt Nam mà thôi. Mới đây, một kênh TikTok khá nổi tiếng đã sắp xếp top 10 tỉnh thành có giọng nói khó nghe nhất nước ta. Clip này nhận được nhiều sự đồng tình, hiện đang có hơn 176,5 nghìn lượt tương tác.

Trong đó các tỉnh đứng từ top 10 trở lên lần lượt là:

10. Bình Định

9. Nghệ An

8. Phú Yên

7. Hà Tĩnh

6. Quảng Ngãi

5. Thừa Thiên Huế

4. Quảng Bình

3. Thanh Hóa

2. Quảng Trị

1. Quảng Nam

Nhiều người đồng tình với bảng xếp hạng này. Bởi giọng Nghệ An, Hà Tĩnh tuy được cho là khó nghe nhưng nếu nói chậm, tiếp xúc nhiều vẫn có thể học theo hoặc nghe hiểu bình thường. Chỉ có giọng Quảng Nam là phức tạp nhất. Đó có lẽ cũng là lý do nhiều người đồng tình với quan điểm Quảng Nam là tỉnh có giọng nói khó nghe nhất.

quang-nam-1
Di tích tháp Chăm Chiên Đàn tại huyện Phú Ninh Ảnh: Internet

Hãy thử đọc những câu sau để thấy giọng Quảng Nam “khó nhằn” thế nào: ng không eng tét đèng đi ngủ, đừng kèng nhèng chó kéng nheng reng (Ăn không ăn tắt đèn đi ngủ, đừng cằn nhằn chó cắn nhăn răng); Mì tơm anh Tốm Quảng Nôm, hồi mô đúa bụng dô lồm một tô (Mì tôm anh Tám Quảng Nam, hồi mô đói bụng vô làm một tô); Choa ơi choa, anh boa ảnh câu con cóa ảnh để trên hòn đóa con gòa héng eng (Cha ơi cha, anh ba ảnh câu con cá ảnh để trên hòn đá con gà hắn ăn)…

Năm 2022, Tác giả Hữu Thọ, quê Hà Đông, Hà Nội, giảng viên Đại học Sư phạm Qui Nhơn (1980-2000) và Đại học Công nghiệp TP.HCM (2000-2017) đã phân tích chuyện này trên báo Nông Nghiệp. Ông cho biết, tiếng Quảng Nam từng được xem là ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ quốc gia. Năm xưa, vua Tự Đức tuyên bố: “Bình văn, xướng văn tất phải dùng tiếng Quảng Nam, được xem là trung thanh”.

quang-nam-2
Làng cổ Lộc Yên, huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Ảnh: Lê Khánh

Giọng Quảng Nam đặc trưng vì không giống bất cứ vùng miền nào ở Việt Nam. Theo một số nghiên cứu, giọng Quảng Nam đặc biệt vì đây là giọng người Chăm nói tiếng Việt. Vào thế kỷ 11, vùng này vẫn là của vương quốc Chăm Pa. Đến năm 1306, vua Trần gả công chúa Huyên Trân cho vua Chế Mân và được tặng 2 châu Ô, Rí.

Năm 1402, Hồ Quý Ly mở mang bờ cõi đến sông Thu Bồn. Sau đó, năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến quân đến đèo Cả, sau khi rút về lại lập biên giới ở đèo Cù Mông, ranh giới Bình Định, Phú Yên ngày nay. Suốt hàng trăm năm, người Việt và người Chăm sống cùng nhau, kết hôn, sinh con. Người Chăm bắt đầu học tiếng Việt, nhưng giọng nói gốc Chăm của họ vẫn lơ lớ nên phát âm có phần bị méo. Chẳng hạn chữ “ă” thành “e” (ắt/ét), “am” thành “ôm”, “ôm” thành “ơm”… Đến tận bây giờ thứ giọng đó vẫn được truyền cho người dân Quảng Nam, tạo thành giọng nói đặc biệt như hiện tại.