Tin nóng 20/11: Mỹ nói gì khi Nga cập nhật học thuyết hạt nhân? Nguy cơ thảm họa hạt nhân ở châu Âu
Tin nóng ngày 20/11: Bộ Quốc phòng Mỹ phản hồi trực tiếp về vụ Nga cập nhật học thuyết hạt nhân; Chính quyền ông Joe Biden gấp rút làm 1 việc cho Ukraine trước khi ông Donald Trump nhậm chức; Các cuộc không kích mới nhất của Nga vào Ukraine đe dọa mất điện thảm khốc, nguy cơ gây ra thảm họa hạt nhân…
Mỹ có tuyên bố đầu tiên sau khi Tổng thống Vladimir Putin cập nhật học thuyết hạt nhân Nga
Thông tin từ báo Thanh Niên cho biết, Reuters đưa tin, trong một tuyên bố ngày 19/11, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã đưa ra quan điểm về chuyện Tổng thống Putin cập nhật học thuyết hạt nhân Nga. Theo đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ bày tỏ: “Như chúng tôi đã nói trong tháng này, chúng tôi không ngạc nhiên trước thông báo của Nga rằng họ sẽ cập nhật học thuyết hạt nhân của mình. Nga đã phát tín hiệu về ý định cập nhật học thuyết hạt nhân của họ trong nhiều tuần”.
Bên cạnh đó, họ cũng tuyên bố: “Không thấy có thay đổi nào đối với thế trận hạt nhân của Nga, chúng tôi không thấy lý do gì để điều chỉnh thế trận hoặc học thuyết hạt nhân của mình để đáp trả những tuyên bố của Nga hôm nay (19.11)”.
Chính quyền ông Joe Biden gấp rút làm 1 việc cho Ukraine trước khi ông Donald Trump nhậm chức
Ông Trump sẽ nhậm chức trong 2 tháng tới. Điều này khiến chính quyền ông Joe Biden phải gấp rút hành động để đảm bảo toàn bộ số tiền viện trợ được quốc hội phê duyệt cho Ukraine sẽ được giải ngân trong thời gian này, từ đó giúp Kiev có được ưu thế trước khi bắt đầu mùa đông.
Số vũ khí trị giá 7,1 tỷ USD từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc sẽ phải nhanh chóng được chuyển giao cho Ukraine trước khi ông Donald Trump lên nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Bộ Quốc phòng Mỹ phản hồi trực tiếp về vụ Nga cập nhật học thuyết hạt nhân
Vào ngày 19/11, tại cuộc họp báo, Sabrina Singh - phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc đã phản hồi câu hỏi của phóng viên về vụ Nga cập nhật học thuyết hạt nhân có tên “Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”.
Theo trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ, bà Sabrina Singh nói rằng: “Chúng tôi không ngạc nhiên trước việc Nga cập nhật học thuyết hạt nhân của họ. Đó là thứ mà họ đã báo hiệu rằng họ có ý định cập nhật trong vài tuần qua”.
Không chỉ thế, bà Sabrina Singh cho biết thêm rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này, nhưng chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào chỉ ra Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Và chúng tôi không thấy rằng bất kỳ thay đổi nào cần được thực hiện đối với vị thế hạt nhân của riêng chúng tôi”.
Phía Mỹ lên tiếng chỉ trích hành động mới nhất của Nga về vũ khí hạt nhân
Hôm 19/11, Nga đã tiến hành thay đổi học thuyết hạt nhân và sẵn sàng chính thức hóa khi cần thiết. Thư ký báo chí của điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: "Những thay đổi này đã được xây dựng trên thực tế. Chúng sẽ chính thức hóa khi cần thiết".
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nhấn mạnh: "Đây chỉ là lời lẽ vô trách nhiệm tương tự của Nga mà chúng ta đã thấy trong hai năm qua. Chúng tôi không ngạc nhiên trước tuyên bố của Nga rằng họ sẽ cập nhật học thuyết hạt nhân, vì Moskva đã báo hiệu ý định thực hiện điều này trong nhiều tuần”.
Đồng thời, Mỹ tuyên không thay đổi lập trường hoặc học thuyết hạt nhân của mình để đáp trả tuyên bố của Nga. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tuyên bố: "Do không thấy thay đổi trong lập trường hạt nhân của Nga, nên chúng tôi không có lý do gì để điều chỉnh lập trường hoặc học thuyết hạt nhân để đáp trả tuyên bố của Nga".
Các cuộc không kích mới nhất của Nga vào Ukraine đe dọa mất điện thảm khốc, nguy cơ gây ra thảm họa hạt nhân
Greenpeace cảnh báo mạng lưới điện của Ukraine đang "có nguy cơ cao xảy ra sự cố thảm khốc" sau cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga vào Chủ Nhật, làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của ba nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động của nước này.
Các cuộc không kích của Moscow nhằm vào các trạm biến áp điện "quan trọng đối với hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine" và có khả năng các lò phản ứng này sẽ mất điện và trở nên không an toàn, theo một bản tóm tắt được chuẩn bị cho tờ Guardian.
Shaun Burnie, chuyên gia hạt nhân tại Greenpeace Ukraine, cho biết: “Rõ ràng là Nga đang sử dụng mối đe dọa về thảm họa hạt nhân như một đòn bẩy quân sự lớn để đánh bại Ukraine. Nhưng bằng cách thực hiện các cuộc tấn công, Nga đang mạo hiểm gây ra thảm họa hạt nhân ở châu Âu , tương đương với Fukushima năm 2011, Chornobyl năm 1986 hoặc thậm chí còn tệ hơn”.