Thế giới

Mỹ có tuyên bố đầu tiên sau khi Tổng thống Vladimir Putin cập nhật học thuyết hạt nhân Nga

Mỹ có tuyên bố đầu tiên sau khi Tổng thống Vladimir Putin cập nhật học thuyết hạt nhân Nga

Hôm 19/11 (giờ địa phương), Tổng thống Vladimir Putin đã ký phiên bản cập nhật của học thuyết hạt nhân Nga. Thái độ phía Mỹ về chuyện này như thế nào?

Thông tin từ báo Thanh Niên cho biết, Reuters đưa tin, trong một tuyên bố ngày 19/11, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã đưa ra quan điểm về chuyện Tổng thống Putin cập nhật học thuyết hạt nhân Nga. Theo đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ bày tỏ: “Như chúng tôi đã nói trong tháng này, chúng tôi không ngạc nhiên trước thông báo của Nga rằng họ sẽ cập nhật học thuyết hạt nhân của mình. Nga đã phát tín hiệu về ý định cập nhật học thuyết hạt nhân của họ trong nhiều tuần”.

Bên cạnh đó, họ cũng tuyên bố: “Không thấy có thay đổi nào đối với thế trận hạt nhân của Nga, chúng tôi không thấy lý do gì để điều chỉnh thế trận hoặc học thuyết hạt nhân của mình để đáp trả những tuyên bố của Nga hôm nay (19.11)”.

putin-1
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Phiên bản cập nhật của học thuyết hạt nhân Nga do Tổng thống Putin ký hôm 19/11 có tên “Nền tảng của chính sách nhà nước của Liên Bang Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”. (Sputink đưa tin).

Trong phiên bản cập nhật, việc ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng xâm lược Nga và các đồng minh là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia này. Sự xâm lược của bất kỳ quốc gia nào từ một liên minh quân sự chống lại Nga hay các đồng minh của Nga đều bị xem là xâm lược của toàn bộ liên minh này.

Ngoài ra, trong học thuyết được cập nhật đề cập đến chuyện, bất kỳ cuộc tấn công nào của một cường quốc phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ đều sẽ được coi là một cuộc tấn công chung. Bất kỳ cuộc tấn công nào của một thành viên trong một khối quân sự sẽ được coi là một cuộc tấn công của toàn bộ liên minh.

nga-ukraine-4
Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga. Ảnh minh họa: Getty

Trước đó, Nga đã cảnh báo phương Tây trong nhiều tháng rằng nếu Washington cho phép Ukraine phóng tên lửa tầm xa do Mỹ, Anh và Pháp cung cấp thì Moscow sẽ xem các nước thành viên NATO là những bên trực tiếp tham gia xung đột ở Ukraine. (Reuters đưa tin).

Còn AFP cho biết, phát biểu hôm 19/11 trước Quốc hội Mỹ, Ngoại trưởng Ukraine – Andriy Sybiga đã kêu gọi các đồng minh phương Tây của Ukraine nên “tỉnh táo và không khuất phục bởi nỗi sợ hãi” trước những gì ông gọi là “sự đe dọa” của Nga về vũ khí hạt nhân.

nga-ukraine-3
ATACMS là loại tên lửa đạn đạo có thể tấn công mục tiêu cách xa 305km với đầu đạn chứa khoảng 170kg thuốc nổ. Ảnh: AFP

Phía Nga hiện vẫn chưa có phản hồi về tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ hay phát ngôn của Ngoại trưởng Ukraine.

Nóng: Ukraine chính thức khai hoả, phóng loạt tên lửa ATACMS đầu tiên tấn công lãnh thổ Nga