Top loài cầy quý Việt Nam sở hữu: Có loài nghi đã biến mất vĩnh viễn, được cả thế giới cùng bảo vệ
Họ Cầy (Viverridae) là động vật có vú cỡ nhỏ đến trung bình. Chúng sở hữu thân hình linh hoạt, mềm mại và chủ yếu sống trên cây. Hiện nay thế giới có 33 loài cầy, chia làm 14 chi. Cầy chủ yếu sinh sống ở Nam Địa Trung Hải, Madagascar, bán đảo Iberia, Nam Á, Đông Nam Á… Trong đó, Việt Nam có đến gần một nửa giống cầy trên thế giới. Dưới đây là danh sách những loài cầy quý hiếm, được con người nâng niu bảo vệ hiện đang sống tại nước ta.
Cầy gấm (Prionodon pardicolor)
Cầy gấm có chiều dài khoảng 36 – 38cm, chúng có mặt ở khắp Việt Nam và hiện nằm trong Sách đỏ Thế giới, thuộc nhóm ít quan tâm.
Cầy giông (Viverra zibetha)
Chiều dài cầy giông khoảng 77 – 79cm, được ghi nhận xuất hiện ở nhiều nơi tại Việt Nam. Sách đỏ Thế giới đã đưa cầy giông vào danh sác, nằm trong nhóm ít quan tâm.
Cầy giông sọc (Viverra megaspila)
Cũng là một họ cầy giông nhưng loài này có thêm sọc, dài hơn khi đạt khoảng 80 – 95cm. Chúng chủ yếu sống ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kiên Giang, TP.HCM. Sách đỏ Thế giới cho biết cầy giông sọc là loài có nguy cơ tuyệt chủng, cần bảo vệ gắt gao và đang ở tình trạng nguy cấp.
Cầy giông Tây Nguyên (Viverra tainguyensis)
Năm 1997 cầy giông Tây Nguyên mới được phát hiện ở Việt Nam. Đến thời điểm này nhiều tỉnh đã ghi nhận sự có mặt của chúng như Lạng Sơn, Nghệ An, Gia Lai… Cầy giông Tây Nguyên dài 77 – 79cm. Trong Sách đỏ Thế giới, chúng là loài trong nhóm sắp nguy cấp.
Cầy hương (Viverricula indica)
Cầy hương đa số sống ở vùng miền núi và trung du Việt Nam. Nó dài chỉ khoảng 54 – 63cm. Cầy hương thuộc Sách đỏ Thế giới, nằm trong nhóm ít quan tâm.
Cầy lỏn (Herpestes javanicus)
Cầy lỏn dài 35 – 41cm, có mặt ở những khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, vùng dân gần rừng từ Bắc vào Nam Việt Nam. Hiện loài này nằm trong nhóm ít quan tâm của Sách đỏ Thế giới.
Cầy mực (Arctictis binturong)
Cầy mực trước đây có khá nhiều ở Việt Nam, nhưng hiện tại chỉ còn xuất hiện tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Lai Châu… Loài này dài 60 – 95cm, nằm trong Sách đỏ Thế giới và thuộc diện Sắp nguy cấp.
Cầy móc cua (Herpestes urva)
Cầy móc cua sống gần nước, gần như xuất hiện ở mọi khu rừng tại Việt Nam. Nó đang là động vật nằm trong Sách đỏ Thế giới, diện ít quan tâm.
Cầy rái cá (Cynongale lowei)
Cầy rái cá dài 57 – 67cm, từng được phát hiện ở Việt Nam vào năm 1933. Nhưng đáng nói là đến nay chưa có mẫu mới về cầy rái cá. Nhiều nhà khoa học nghi ngờ nó đã tuyệt chủng ở nước ta. Hiện cầy rái cá nằm trong Sách đỏ Thế giới, thuộc diện nguy cấp.
Cầy tai trắng (Arctogalidia trivirgata)
Cầy tai trắng dài 54 – 63cm, chủ yếu sống ở vùng núi cao. Tại Việt Nam, các tỉnh ghi nhận có sự xuất hiện của cầy tai trắng là Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Nó nằm trong Sách đỏ Thế giới, ở diện ít quan tâm.
Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus)
Cầy vòi hương phân bố nhiều ở phía Nam Việt Nam, từ Phan Rang đến Kiên Giang. Chúng dài từ 48 – 70cm, hiện nằm trong Sách đỏ Thế giới, thuộc nhóm ít quan tâm.
Cầy vòi mốc (Paguma larvata)
Cầy vòi mốc dài 65 – 75cm, xuất hiện ở hầu khắp tất cả các khu rừng tại Việt Nam. Tình trạng bảo tồn của nó trong Sách đỏ Thế giới là ít quan tâm.
Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni)
Cầy vằn Bắc thuộc Sách đỏ Thế giới và nằm trong nhóm nguy cấp. Chúng được thu mẫu ở Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Gia Lai, Lâm Đồng. Loài này dài từ 47 – 57cm.
Cầy vằn Nam (Hemigalus derbyanus)
Địa bàn sinh sống của cầy vằn Nam ở Việt Nam đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác. Nhưng ở một bảo tàng tự nhiên của Hungary có lưu giữ mẫu vật về cầy vằn Nam được sưu tầm ở Sài Gòn năm 1870. Hiện loài này nằm trong Sách đỏ Thế giới, ở diện sắp bị đe dọa.
Việt Nam sở hữu loài ‘voi biết bay’ kỳ lạ nhất thế giới, là sát thủ máu lạnh ẩn sau vẻ đẹp lộng lẫy
Giới khoa học từng ví von loài côn trùng này là “voi bay”, “loài hoa biết bay” và khen ngợi vẻ đẹp của nó. Nhưng không chỉ đẹp, loài này còn rất độc ác.