Sự thật về trăm họ của người Việt Nam, vì sao cứ 3 người Việt sẽ có 1 người mang họ Nguyễn?
Câu thành ngữ “Bách gia trăm họ” đã quá quen thuộc với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng ở nước ta có 100 họ. Nhưng thực tế thì con số lớn hơn rất nhiều. Theo cuốn “Họ và tên người Việt Nam” do PGS.TS Lê Trung Hoa thống kê thì trên lãnh thổ nước ta có 769 họ, riêng người Kinh chiếm 164 họ.
Sau những lần tái bản, số lượng họ ở Việt Nam cũng có thay đổi ít nhiều. Đến lần tái bản thứ ba (2005) thì nước ta đã có đến 1020 họ, riêng người Kinh có 165 họ. Sách in xong lại có thêm 3 họ được phát hiện, nghĩa là con số thực lên đến 1023 họ.
Họ Nguyễn đã và đang là họ đông nhất Việt Nam, nằm trong top đông nhất thế giới. Người Việt đi đâu, làm gì cũng dễ dàng bắt gặp đồng hương cùng họ, dù chẳng “dây mơ rễ má” gì với nhau. Thống kê họ người Việt theo tỷ lệ % dân số 2022 cho biết, họ Nguyễn chiếm 31,5%, họ Trần 10,9%, họ Lê 8,9%, họ Phạm 5,9%, họ Hoàng/Huỳnh 5,1%, họ Võ/Vũ 4,9%, họ Phan 2,8%. Như vậy, riêng 7 dòng họ này đã chiếm đến 70% dân số cả nước, 1016 họ còn lại thuộc về 30% dân số.
Vậy tại sao họ Nguyễn lại đông như vậy? Hà cớ gì mà trung bình cứ 3 người Việt Nam sẽ có 1 người mang họ Nguyễn? Liệu yếu tố lịch sử có ảnh hưởng đến điều này hay không?
Ngược dòng quá khứ, vào thế kỷ thứ 5, gia tộc họ Nguyễn ở Trung Quốc đã di cư sang Việt Nam để lánh nạn. Đến đầu thế kỷ thứ 10, lại thêm nhiều người họ Nguyễn khác của phương Bắc đến nước ta. Họ sống hòa hợp với người bản địa và sau này gia tăng số lượng người Việt có họ Nguyễn lên đáng kể.
Dưới thời nhà Nguyễn, một số gia tộc đổi sang họ Nguyễn vì được vua ban quốc tính. Đến khi Trần Thủ Độ cướp ngôi nhà Lý, ông muốn cho họ Lý biến mất vĩnh viễn. Vì vậy mà những ai mang họ Lý đều bị bắt đổi sang họ Nguyễn. Sau này nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ cũng vì sợ nhà Trần trả thù mà đổi sang họ Nguyễn. Tiếp đến, con cháu vua Mạc, chúa Trịnh cũng làm điều tương tự để tránh họa diệt thân.
Cứ vậy, họ Nguyễn vốn đã đông, về sau lại càng đông, đến hiện tại đã phổ biến nhất nước ta, nằm trong top phổ biến nhất thế giới.
Bí mật về nhóm máu hiếm nhất ở Việt Nam: Đa số đều đã nhầm lẫn, ai sở hữu phải đặc biệt cẩn trọng
Như thế nào mới được xem là một nhóm máu hiếm? Ở Việt Nam, đâu là nhóm máu quý nhất, hiếm nhất?