Nhà giáo vĩ đại của Việt Nam: Người thầy duy nhất được thờ trong Văn Miếu, được cả thế giới vinh danh
- Người đàn ông đi rẫy phát hiện động vật đặc biệt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, ngoại hình kỳ quái
- Bí ẩn loài hoa rực rỡ khi tàn hóa thành ‘đầu lâu’, mang lại tuổi xuân cho phụ nữ, nghe tên đã rùng mình
- Tỷ phú Chu Lập Cơ - chồng bà Trương Mỹ Lan khai gì ở cơ quan điều tra? Đã nộp lại bao nhiêu tiền?
Nghề giáo ở Việt Nam được tôn vinh là nghề cao quý, rất được trọng vọng. Nhắc đến những nhà giáo ưu tú, nổi tiếng, không thể không thể kể đến Chu Văn An. Ông là người thầy vĩ đại bậc nhất lịch sử Việt Nam, được tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy mẫu mực của muôn đời).
Chu Văn An (1292 – 1379), tên thật là Chu An, hiệu Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Sinh thời, Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh, nhưng lại không ra làm quan mà về quê mở lớp dạy học. Danh tiếng của ông lan truyền khắp nơi, học trò kéo nhau về xin học nhiều không đếm xuể.
Thời bấy giờ, vua Trần Minh Tông còn phải mời Chu Văn An đến làm hiệu trưởng ở Quốc Tử Giám. Hiếm có trường hợp nào như nhà giáo này, được đích thân vua mời đi dạy. Sau này, học trò của ông là thái tử Trần Vượng lên ngôi, trở thành vua Trần Hiến Tông. Trong 40 năm giữ cương vị hiệu trưởng, Chu Văn An đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ học trò tài giỏi. Lịch sử nước ta ghi nhận, ông là hiệu trưởng đầu tiên của Quốc Tử Giám, cũng là nhà giáo duy nhất được thờ phụng ở Văn Miếu. Ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay vẫn còn tấm bia ghi lại sự nghiệp của người thầy vĩ đại này.
Chu Văn An trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, am hiểu nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đã vậy, ông lại có tư cách thanh cao, trong sạch, không cầu danh lợi. Lịch sử Việt Nam chép lại câu chuyện nổi tiếng về người thầy này. Đó là “thất trảm sớ” ông dâng lên vua Trần Dụ Tông, xin chém đầu 7 tên gian thần. Tuy nhiên, Trần Dụ Tông đã từ chối. Có lẽ buồn vì chuyện này mà Chu Văn An sau đó đã cáo lão về quê ơ ẩn. Ông sống gần nũi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương và tiếp tục dạy học đến khi mất.
Trong triết lý giáo dục của Chu Văn An, không có sự phân biệt giữa giàu – nghèo, sang – hèn. Ông đề cao học đi đôi với hành, học cả đời, học và cống hiến cho xã hội. Trong thời kỳ Chu Văn An sống, đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ, vượt thời đại. Ngày nay tư tưởng của ông vẫn được ca ngợi và học hỏi theo.
Nhờ những đóng góp to lớn của mình, năm 2019, Chu Văn An UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Tính đến hiện tại, ông là 1 trong 6 nhân tài Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Tiết lộ nhóm máu có nguy cơ bị đột quỵ cao nhất thế giới, đông thứ ba tại Việt Nam
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người mang nhóm máu này có tỉ lệ bị đột quỵ cao hơn những nhóm khác. Giới chuyên gia cũng đưa ra nhiều lời khuyên để phòng tránh căn bệnh gây tử vong hàng đầu này.