Hàng không - Vũ trụ

Bí mật về phi hành đoàn duy nhất thiệt mạng ngoài vũ trụ, ám ảnh hiện trường khi mở buồn lái

Bí mật về phi hành đoàn duy nhất thiệt mạng ngoài vũ trụ, ám ảnh hiện trường khi mở buồn lái

19/4/1971, Liên Xô gây chú ý khi lắp ráp một trạm vũ trụ có tên Salyut 1. Đây là trạm vũ trụ đầu tiên quay quanh Trái đất. Chỉ 3 ngày sau, đất nước này đã đưa phi hành gia lên trạm. Đáng tiếc là họ phải trở về chỉ sau chưa đầy 2 ngày vì một số trục trặc.

2 tháng sau, phi hành đoàn ba người khác được chỉ định bay trên Soyuz 11 nhưng 1 trong số họ được phát  hiện có vấn đề về phổi. Kế hoạch lại thay đổi, đội dự phòng gồm chỉ huy Georgy Dobrovolsky, kỹ sư bay Vladislav Volkov và kỹ sư nghiên cứu Viktor Patasayev đã thay thế đội chính bước lên tàu Soyuz 11 vào ngày 6/6/1971.

phi-hanh-gia-1
Phi hành gia Georgy Dobrovolsky (giữa), Viktor Patsayev (trái) và Vladislav Volkov (phải) trong cabin của tàu vũ trụ Soyuz. Ảnh: Bộ sưu tập Hulton-Deutsch/CORBIS/Corbis

Lần này, giới khoa học muốn theo dõi tác động của không gian đến cơ thể người nên loại bỏ bộ đồ vũ trụ. Họ hi vọng tạo nên được một con tàu an toàn, giúp phi hành gia không cần mặc bảo hộ. Mọi chuyện diễn ra gần như êm đẹp, đúng dự kiến. Cho đến ngày cuối cùng tình trạng thể chất của phi hành đoàn này vẫn rất ổn.

Thế nhưng, vài tiếng trước khi Soyuz 11 hạ cánh (30/6/1971), mặt đất không thể liên lạc được với các phi hành gia trên tàu. Đến khi con tàu hạ cánh, đội cứu hộ đã lập tức tiếp cận và phát hiện cảnh tượng kinh hãi.

phi-hanh-gia-2
CaptionBên trong trạm vũ trụ Salyut 1 với cửa sập dẫn đến tàu Soyuz 11. Ảnh: Sovfoto/Universal Images Group

Trong cuốn hồi ký của kỹ sư vũ trụ Boris Chertok có miêu tả như sau: “Họ nhanh chóng mở cửa sập. Cả ba phi hành gia đang ngồi trên ghế trong tư thế yên bình, trên mặt có những đốm xanh sẫm, máu chảy ra từ mũi và tai. Đội cứu hộ kéo các phi hành gia ra khỏi module. Cơ thể Dobrovolsky vẫn còn ấm. Các bác sĩ cố gắng tiến hành hồi sức nhân tạo. Theo báo cáo từ địa điểm hạ cánh, các phi hành gia thiệt mạng do ngạt thở”.

Có một giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân khiến cả phi hành đoàn này qua đời là vì trên tàu có chứa những hộp nhỏ có ít chất nổ. Nó vốn dùng để kích hoạt vào thời điểm cố định, nhưng bỗng dưng hôm đó lại kích hoạt cùng một lúc, khiến một van trong cabin mở ra ở độ cao khoảng 170km.

Vì không có đồ bảo hộ vũ trụ và oxy nên các phi hành gia đã ngạt thở và qua đời. Một chuyên gia nhận định, nếu mặc đồ vũ trụ, chắc chắn 3 người này sẽ còn sống dù tàu giảm áp.

phi-hanh-gia-3
Đám đông diễu hành qua Quảng trường Đỏ ở Moskva để tưởng nhớ ba phi hành gia. Ảnh: Keystone/Hulton Archive

Sau sự kiện đáng buồn đó, Liên Xô đã tổ chức quốc tang để tưởng nhớ 3 phi hành gia. Về sau, các chương trình vũ trụ của Liên Xô cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nước này không thực hiện du hành vũ trụ trong suốt hơn 2 năm sau đó. Đồng thời, những con tàu vũ trụ, bộ đồ vũ trụ của Liên Xô từ đó được cải tiến và thiết kế vô cùng bền.

 

Cái chết bí ẩn của người đầu tiên bay vào vũ trụ: Nhiều góc khuất không được công bố, là bí mật quốc gia?

Đã nhiều thập kỷ trôi qua, nhưng nguyên nhân thật sự khiến Yuri Gagarin gặp tai nạn và qua đời vẫn là điều khiến nhân loại tò mò. Cũng vì thế mà rất nhiều tin đồn về vụ tai nạn lan truyền đến tận ngày nay.