Khám phá mới

Bí mật về nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam: Giá trị cực khủng, có căn hầm bí mật Bác từng trú ẩn

Nằm ở đồn điền Chi Nê, nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là một khu di tích nổi tiếng. Nơi đây có nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Những tờ “giấy bạc Cụ Hồ” mang sứ mệnh lịch sử đã ra đời ở đây.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tài chính nước ta rơi vào tình trạng khó khăn, ngân khố gần như cạn kiệt vì hệ quả của hàng trăm năm dưới ách đô hộ thực dân. Chính phủ khi đó đã quyết định thành lập Cơ quan ấn loát, tức nhà máy in bạc thuộc Bộ Tài chính. Song song với đó là thành lập Quỹ Độc lập, phát động Tuần lễ vàng. Những việc làm này đều nhằm mục đích ổn định lại nền kinh tế, vực dậy đất nước. Nhưng câu hỏi đặt ra khi đó là sử dụng nhà máy in tiền như thế nào? Ở đâu?

nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-1
Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam nay đã trở thành một khu di tích lịch sử

Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời, ông Đỗ Đình Thiện, nhà tư sản yêu nước khi đó đã bỏ tiền mua lại toàn bộ nhà in Tô-panh ở khu Cửa Nam (Hà Nội) của một ông chủ người Pháp, sau đó hiến tặng cho cách mạng.

nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-2

Khu vực đồn điền Chi Nê những năm 1946

Tháng 3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định sơ tán nhà in lên đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Nơi đây được đánh giá có vị trí chiến lược, có thể chuyển xuyên tuyến đường 21 vào Thanh Hóa hoặc ngược lên Tây Bắc. Ngoài ra, đồn điền Chi Nê còn rất rộng, lên đến hơn 7.300ha. Nhiều khu nhà kiên cố đã được ông chủ cũ của đồn điền xây dựng. Cả khu đồn điền này ông Đỗ Đình Thiện mua lại với giá 2.000 lượng vàng.

nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-3
Mô hình chiếc máy in tiền đầu tiên vẫn được giữ nguyên trạng

Nhà máy in tiền này đi vào hoạt động không lâu sau khi lắp đặt xong. Các công nhân làm việc xuyên ngày đêm, từ 4 giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau nhằm đảm bảo bí mật. Vì trang thiết bị khi đó còn thô sơ nên việc in tiền phải trải qua nhiều giai đoạn như in lần lượt từng màu, số sê ri, cắt. Tiền mệnh giá nhỏ như 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 1 hào, 2 hào thì in bằng máy sốp, ti pô. Trong khi đó, tiền mệnh giá lớn thì in ốp sét.

Sau khi in xong, tiền được cho vào hòm, vận chuyển bằng xe bò, xe ngựa đưa đến gia đình ông Bùi Văn Xin (xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa) để cất vào “kho bạc” khi đó.

nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-5
Chiếc máy in thô sơ, được nhập khẩu từ Nhật Bản với hệ thống dây điện chằng chịt

Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam là nơi đã cho ra đời tờ tiền mệnh giá lớn nhất thời bấy giờ ở nước ta – tờ 100 đồng Việt Nam. Người dân vẫn thường gọi đây là tờ bạc “con trâu xanh” bởi một mặt nó in ảnh Bác Hồ, mặt còn lại in hình con trâu màu xanh cùng 2 người nông dân khỏe mạnh. Tờ 100 đồng Việt Nam này do họa sĩ Nguyễn Huyến thể hiện, nếu quy đổi ra giá trị hiện tại có thể lên đến hơn 30 triệu đồng.

nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-6
Tờ tiền con trâu xanh huyền thoại
nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-7
Những loại tiền được sử dụng nhiều ở giai đoạn 1945-1976

Những tờ tiền giấy đầu tiên của Việt Nam lần lượt ra đời, được lưu hành, đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh tiền tệ với Pháp. Tiền giấy Việt Nam khi đó là thứ vũ khí sắc bén trên mặt trận kinh tế - tài chính – tiền tệ, giúp loại bỏ tiền Đông Dương ra khỏi nước ta.

Chị Bùi Thanh Hường – cán bộ ở khu di tích nhà máy in tiền chia sẻ với báo Lao Động đầu năm 2023: “Ban đầu, những đồng tiền đầu tiên chưa đẹp, chất lượng giấy in chưa tốt, nhưng được người dân vô cùng hưởng ứng. Vì tờ tiền này đại diện cho nền độc lập, tự do, đặc biệt, trên đồng tiền có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-4
Hướng dẫn viên thuyết trình về những trang thiết bị còn lưu giữ trong nhà máy in tiền đầu tiên

Khu di tích lịch sử cách mạng nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê lưu giữ rất nhiều hiện vật, biểu trưng cho một thời gian khó khăn, nhưng vẫn không kém phần hào hùng của dân tộc ta. Bom đạn và thời gian đã khiến nhà máy này bị san phẳng, nhưng sau này được phục dựng lại diện mạo cũ. Nơi đây có 3 khu vực là Nhà trung tâm của đồn điền xưa, nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng và kho để tiền sau khi in.

Cũng nằm trong khu du tích, cách nhà máy in tiền chừng nửa cây số là nhà của vợ chồng ông Đỗ Đình Thiện. Họ là những nhà tư sản yêu nước, đóng góp rất nhiều cho dân tộc trong thời kỳ khó khăn. Ở nhà ông bà Đỗ Đình Thiện có căn hầm bí mật, nơi Bác Hồ từng trú ẩn.

nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-11
Bàn làm việc của Bác Hồ trong nhà ông bà Đỗ Đình Thiện
nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-8
Nhà của ông bà Đỗ Đình Thiện cũng nằm trong khu di tích
nha-may-in-tien-dau-tien-cua-viet-nam-9
Nhiều vật dụng của ông Đỗ Đình Thiện vẫn giữ nguyên

Đặc biệt, đồn điền Chi Nê được rất nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ hoạt động cách mạng ghé qua. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nghỉ chân khi đi công tác ở tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2007, khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Cùng với đó, nơi đây được đầu tư, trùng tu, nâng cấp vào năm 2014 với tổng diện tích hơn 15ha.

Ảnh: Dân Việt

 

Bí mật bên trong lò đào tạo phi hành gia của Nga: Không có trên bản đồ, ‘con ruồi còn khó lọt qua'

Khu vực đào tạo phi hành gia của Nga có rất nhiều thiết bị hiện đại. Nơi đây hạn chế người đến, thậm chí còn không thể tìm thấy trên bản đồ, cũng chẳng có biển chỉ đường nào.