Đời sống

Loài vật thất lạc 60 năm bất ngờ tái xuất khiến thế giới sững sờ, sở hữu ‘của quý’ như đại bác

Loài vật thất lạc 60 năm bất ngờ tái xuất khiến thế giới sững sờ, sở hữu ‘của quý’ như đại bác

Vừa qua, Reuters đưa tin, các nhà khoa học đến từ Đại học Oxford đã có một chuyến thám hiểm kéo dài 1 tháng trời. Điều đáng nói, trong thời gian này, họ đã phát hiện một loài động vật đặc biệt. Nó được chụp lại bằng camera bên đường, khi chuyến thám hiểm đã sắp sửa kết thúc.

Loài vật đó được xác định là thú lông nhím mỏ dài Attenborough. Tên của nó được đặt theo nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough. Đáng chú ý, nó cũng cùng tên với sinh vật nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, có một nửa là phụ nữ.

thu-long-nhim-1

Thú lông nhím mỏ dài Attenborough khác với các loài động vật có vú khác. Nó thuộc bộ động vật đơn huyệt, tức là đẻ trứng chứ không đẻ con. Lần đầu tiên con người nhìn thấy thú lông nhím mỏ dài Attenborough là vào năm 1961. Một nhà khoa học người Hà Lan đã phát hiện ra nó. Về sau, ở Úc và New Guinea cũng xuất hiện loài động vật này.

Ở New Guinea, người dân quan niệm thú lông nhím mỏ dài Attenborough là một loài vật gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương. Khi hai người xảy ra mâu thuẫn sẽ được hòa giải bằng cách một người vào rừng tìm thú lông nhím mỏ dài Attenborough, người còn lại xuống biển tìm cá marlin. Chúng đều là sinh vật quý hiếm, khó tìm. Thậm chí mất nhiều thập kỷ mới mang được hai loài này về. Nhưng đó sẽ là cột mốc đánh dấu sự hòa hợp, khôi phục lại mối quan hệ như cũ.

thu-long-nhim-2

Có một thực tế đáng buồn, trong khoảng 60 năm qua, giới khoa học không còn ghi nhận được sự xuất hiện của thú lông nhím mỏ dài Attenborough. Người ta lo ngại nó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng ngoài kia mà không ai biết. May mắn thay, giờ đây loài động vật bé nhỏ này đã tái xuất trở lại.

James Kempton là người đã phát hiện ra sinh vật nhỏ bé này. Anh kể lại trong vui sướng: “Tôi vô cùng phấn khích, nhẹ nhõm sau khi tìm thấy nó trong chuyến đi vừa qua… Tôi đã hét lên với đồng nghiệp, chạy từ phòng làm việc ra phòng khách, ôm lấy họ”.

thu-long-nhim-4

Thú lông nhím mỏ dài là loài có “của quý” rất kỳ quặc. Nó có đến 4 đầu d.ươ.ng v.ậ.t. Khi giao phối, con đực sẽ lần lượt dùng 2 trong 4 đầu này “hành sự”. Chúng cũng luân phiên phóng t.in.h tr.ùng vào con cái. Nhờ 4 đầu như đại bác đó mà con thú lông nhím đực có thể xuất đến 10 lần liên tiếp không cần dừng lại.

thu-long-nhim-5

Những lúc bình thường, “của quý” của thú lông nhím sẽ được thu vào trong cơ thể, chỉ nhô ra qua lỗ bao khi cương cứng. Thêm một điều lạ, tinh hoàn của loài này không có bìu, vẫn luôn nằm bên trong cơ thể chúng. Không chỉ kỳ dị, “nòng súng” của thú lông nhím đực còn có chiều dài bằng 1/4 cơ thể chúng.

Điều đó cũng đủ cho thấy các nhà khoa học vui mừng như thế nào khi phát hiện thấy thú lông nhím mỏ dài Attenborough. Đây là dấu mốc quan trọng, giúp ích cho việc nghiên cứu thêm về loài vật này trong tương lai.

Theo Reuters

 

Loài vật có cách ân ái bạo lực nhất thế giới: Bỏ mạng sau khi 'mây mưa', ớn lạnh vì tiếng gào rú

Trên thế giới, đây là loài vật có cách giao phối mạnh bạo nhất. Hầu như sau mỗi cuộc “mặn nồng” con cái đều sẽ “thân tàn ma dại”, thậm chí bỏ mạng.