Vén màn bí mật bên trong lăng mộ chồng Võ Tắc Thiên, giới khảo cổ sững sờ khi nhìn thấy 1 thứ
Bên trong lăng mộ của Lý Thế Dân – người chồng đầu tiên của Võ Tắc Thiên chứa rất nhiều kho báu, sách cổ. Đặc biệt nhất phải kể đến một khối đá khắc hình.
Người con trai thứ hai của Đường Cao Tổ là Lý Thế Dân được xem như hoàng đế khai quốc của nhà Đường. Sau sự kiện Huyền Vũ, Lý Thế Dân lên ngôi, trở nên nổi bật với tài cai quản đất nước. Vị hoàng đế này được đánh giá là một minh quân, đưa nhà Đường bước vào giai đoạn cực thịnh. Ông có một người thiếp nổi tiếng lịch sử Trung Hoa là Võ Tắc Thiên. Sau khi Lý Thế Dân mất, Võ Tắc Thiên lại trở thành hoàng hậu của Lý Trị (con trai vị Lý Thế Dân).
Lý Thế Dân mất khi chỉ mới 51 tuổi, được an táng tại Chiêu Lăng trên núi Jiuzong. Ông là người đầu tiên xây lăng mộ trên núi cao, được các hậu bối về sau học hỏi. Trong một số tài liệu cho rằng vị hoàng đế này từng nói về lăng mộ của mình như sau: “Trẫm là thiên tử cai trị vùng đất rộng lớn. Tại sao phải chôn trẫm cùng vàng bạc châu báu. Lăng mộ trên núi Jiuzong không có vàng, không có ngọc bích, không chôn theo ngựa hay nô lệ. Các đồ vật đều được làm bằng đất và gỗ, do đó những kẻ trộm cướp sẽ không bén mảng tới, tránh phiền hà sau này”.
Chiêu Lăng được xây từ năm 636 đến 649. Trong 13 năm đó, công trình này tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, nhân lực. Nơi an nghỉ của chồng Võ Tắc Thiên rộng 60km, gồm 167 mộ quý tộc và hoàng tộc nhà Đường, cao nhất trên núi vẫn là mộ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Hai bên có mộ của thị vệ, thấp hơn mộ hàong đế.
Đến đầu thế kỷ 10, Wen Tao – một lãnh chúa Trung Hoa thời Ngũ đại Thập quốc đã tiến vào mộ Lý Thái Tông. Người này sững sờ khi bên trong lộng lẫy, xa hoa không khác gì một cung điện thực sự. Cũng theo lời Wen, trong mộ có nhiều sách cổ, tài liệu chép tay từ thời đại trước. Không như lời Đường Thái Tông từng tuyên bố, nơi này có vô số vàng bạc, châu báu.
Sau này, giới khảo cổ tiến sâu vào trong lăng mộ của Lý Thế Dân và phát hiện các khối đá khắc hình 6 con chiến mã quý, gọi là “Chiêu lăng lục tuấn”. Tương truyền 6 con ngựa này đã theo Đường Thái Tông chinh chiến nhiều phen, cứu mạng ông không biết bao nhiêu lần trên chiến trường. Vì vậy khi qua đời, Lý Thế Dân muốn chúng cũng có mặt để bảo vệ mình ở bên kia thế giới.
Lý Thế Dân trước đây còn làm thơ về 6 con ngựa và cho khắc vào đá. Tượng ngựa của Lý Thế Dân đặt hai phía đông tây tại cửa bắc Chiêu Lăng. Mỗi khối đá dài khoảng 2,5 mét, rộng 3 mét. Hai trong số 6 bức tượng đá chiến mã đã bị mang đến Mỹ, đặt tại bảo tàng Đại học Pennsylvania, 4 bức còn lại ở bảo tàng tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Một điều đặc biệt là cho đến nay cung điện chính nơi đặt thi hài Đường Thái Tông Lý Thế Dân vẫn chưa được phép khám phá. Nó vẫn là bí ẩn khiến các nhà khảo cổ, sử học vô cùng tò mò.