Đời sống

Khu rừng nổi tiếng trong ‘Đất rừng phương Nam’: Quý hiếm tầm thế giới, tên gọi mang ý nghĩa bất ngờ

Những ngày qua, “Đất rừng phương Nam” trở thành chủ đề được thảo luận nhiều trên mạng xã hội. Lý do cũng bởi bộ phim điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng dựa trên tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” sắp sửa công chiếu. Tạm chưa bàn đến bộ phim, có thể nhiều người chưa biết khu rừng xuất hiện trong tác phẩm này tên gì.

rung-u-minh-3

“Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi kể về cuộc sống miền Tây Nam Bộ. Những vùng đất quanh khu vực rừng U Minh đều xuất hiện trong phim qua bước chân phiêu dạt của cậu bé Nguyễn An. Đây cũng là khu rừng nổi tiếng từ Việt Nam ra đến thế giới.

Nhà văn Sơn Nam giải thích, “u minh” có nghĩa là cõi âm, tối và mờ. Người Việt Nam khi đến xứ này mở mang bờ cõi chỉ thấy một vùng đất trời mênh mông, vắng lắng. Nơi đây quanh năm tối sáng xen kẽ, nhưng cỏ cây rậm rạp khiến ánh sáng mặt trời không thể rực rỡ nổi. Thế nên cái tên U Minh mới ra đời.

rung-u-minh-6

rung-u-minh-2

Rừng U Minh tổng diện tích khoảng 2.000 km2. Con sông Trẹm chia khu rừng này thành hai vùng: U Minh Thượng và U Minh Hạ. Thế giới đánh giá rừng U Minh rất đặc thù, xếp vào danh sách những khu rừng độc đáo, quý hiếm của toàn cầu.

rung-u-minh-1

Rừng U Minh bao la, rộng lớn, có đến hơn 250 loài thực vật, 180 loài chim, 20 loài bò sát, 60 loài cá nước ngọt cùng nhiều sinh vật phong phú nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Ở rừng U Minh, tràm là loại thực vật phổ biến nhất. Nghiên cứu cho thấy tổng diện tích tràm ở đây lên đến gần 3.000 ha. Cùng với đó là hơn 254 loài thuộc 84 họ, có nhiều loài đặc hữu như phong lan đất, bèo nhọn, dương xỉ.

rung-u-minh-5

rung-u-minh-8

Cũng vì là kiểu rừng kín, mưa ẩm nhiệt đới, thổ nhưỡng úng nước phèn nên rừng U Minh có rất nhiều côn trùng. Du khách khi đến đây đều phải cẩn thận trước cảnh “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”.

 

Loài thú rừng quý như vàng của Việt Nam: Nằm trong Sách đỏ, mua bán và săn bắn sẽ bị xử lý hình sự

Đây là một trong những loài thú đặc biệt của Việt Nam. Chúng là loài đặc hữu ở vùng Đông Nam Á, hiện ngày càng quý hiếm vì tình trạng săn bắn trái phép.