Giải trí

Huyền thoại sân khấu duy nhất của Việt Nam là nạn nhân vụ ám sát rúng động, tên được đặt cho 1 con đường

Với nghệ thuật cải lương Việt Nam, Thanh Nga là cái tên huyền thoại, không bao giờ có thể phai mờ trong tâm trí khán giả. Những năm 1960 – 1970, bà là mỹ nhân đình đám, nữ hoàng sân khấu của cải lương. Cho đến nay, khán giả vẫn nhắc đến nữ nghệ sĩ với sự trân trọng, tiếc nuối nhưng cũng không thiếu sự nể phục.

thanh-nga-4

Thanh Nga sinh ra trong một gia đình gia giáo, được ăn học đầy đủ và giáo dục cẩn thận. Từ bé bà đã được cho theo nghệ thuật, bộc lộ tài năng trong cầm, kỳ, thi, họa. 10 tuổi Thanh Nga đã ca vọng cổ phụ họa, được chú ý khi xuất hiện ở sân khấu Thanh Minh. 16 tuổi Thanh Nga giành giải Thanh Tâm và vụt lên thành ngôi sao trong làng cải lương miền Nam.

thanh-nga-1

thanh-nga-3

Đó chỉ là khởi đầu cho sự nghiệp sáng lạn của Thanh Nga. Bởi sau đó bà còn giành được thêm một giải Thanh Tâm nữa. Người ta ví nữ nghệ sĩ như một cơn bão càn quét các giải thưởng, sân khấu cải lương trong nước. Khán giả yêu mến Thanh Nga không chỉ bởi tài năng mà còn vì ngoại hình xinh đẹp động lòng người. Hễ nghe tin có Thanh Nga biểu diễn, họ sẽ chen nhau đến rạp để được gặp nữ nghệ sĩ ngoài đời.

thanh-nga-8

thanh-nga-9

thanh-nga-10

Giới nghệ thuật nhận định, cho đến nay vẫn chưa một ai vượt qua được Thanh Nga khi diễn các vai nữ tướng, nữ anh hùng. Đến năm 1984, Thanh Nga được truy tặng danh hiện nghệ sĩ ưu tú. Bà là nghệ sĩ đầu tiên được tặng danh hiệu sau khi mất ở Việt Nam. Sau này, vào năm 2015, tên của NSƯT Thanh Nga còn được chọn để đặt cho một con đường ở quận Thủ Đức, TP.HCM.

thanh-nga-7

Sự ra đi đột ngột của NSƯT Thanh Nga là cú sốc với người dân cả nước, đặc biệt những ai hâm mộ bà. Bà bị ám sát ở tuổi 36, khi trên đường cùng chồng và con trai về nhà. Được biết, 2 kẻ lạ mặt đã chờ sẵn ở cổng nhà nữ nghệ sĩ, muốn bắt Hà Linh (con trai Thanh Nga). Thanh Nga phản ứng mạnh, kiên quyết không thuận theo. Bà nằm đè lên người con để che chắn rồi bị kẻ xấu bắn. Chồng của Thanh Nga cũng không qua khỏi sau phát đạn. Chỉ có cậu con trai độc nhất là còn sống, nay là nghệ sĩ Phạm Duy Hà Linh.

thanh-nga-2

thanh-nga-5

thanh-nga-6

Đám tang Thanh Nga được tổ chức ở nhà quàn trụ sở Hội Văn nghệ tại quận 3. Khán giả khắp nơi kéo về mong muốn được nhìn mặt nữ nghệ sĩ lần cuối. Vì lượng người quá đông mà lễ viếng phải kéo dài đến 3 ngày. Mỗi người đi qua chỉ kịp đặt nén nhang, nhìn di ảnh NSƯT Thanh Nga rồi rời đi. Cảnh tượng khi đó đông đến mức nhiều người chấp nhận ngủ ngoài nhà quàn để được vào viếng nữ nghệ sĩ vào sáng sớm hôm sau.

 

108 anh hùng Lương Sơn trong Thủy Hử đều dùng tên động vật đặt biệt danh, hóa ra vì 1 lý do đặc biệt

Không phải ngẫu nhiên mà các anh hùng hảo hán ở Lương Sơn đều có biệt danh bắt nguồn từ động vật. Đây là hàm ý sâu xa mà nhà văn Thi Nại Am gửi gắm vào.