Chuyên gia pháp lý lên tiếng chuyện Ngọc Trinh không được tại ngoại dù phạm tội ít nghiêm trọng
- 108 anh hùng Lương Sơn trong Thủy Hử đều dùng tên động vật đặt biệt danh, hóa ra vì 1 lý do đặc biệt
- Con đường xuyên núi độc nhất vô nhị Việt Nam: Từng là địa điểm bí mật, không phải ai cũng dám đi qua
- Nữ giáo sư Việt Nam duy nhất được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh, từng giành hai ‘Nobel Thiên văn’
Thông tin Ngọc Trinh bị Công an TP.HCM bắt tạm giam về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” đang là chủ đề được bàn tán khắp nơi. Thông tin từ phía Công an cho biết thêm, lệnh bắt tạm giam Ngọc Trinh trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày 19/10.
Chia sẻ với Dân Việt về chuyện này, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết Ngọc Trinh bị khởi tố theo Khoản 1, Điều 318 Bộ Luật hình sự, có khung hình phạt là phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng – 2 năm.
Chuyên gia pháp lý này nhận định, đây là tội phạm ít nghiêm trọng, quy định tại Điều 9, Bộ Luật hình sự. Án phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù 2 năm, trừ khi bị can, bị cáo còn tội khác. Theo ông Cường, điều gây chú ý là Ngọc Trinh bị bắt vì tội “Gây rối trật tự công cộng” nhưng lại bị tạm giam thay vì được tại ngoại, chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú sau khi bị khởi tố.
Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định biện pháp “Tạm giam” có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng thì biện pháp tạm giam không phải là biện pháp bắt buộc đối với bị can, bị cáo. Tuy nhiên, bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng có thể bị tạm giam nếu không có nơi cư trú rõ ràng, bỏ trốn, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội, có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối cung cấp tài liệu sai sự thật, tiêu hủy, giả mạo chứng cứ tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án, đe dọa khống chế trả thù người làm chứng, người bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Riêng trường hợp bị can, bị cáo bị bệnh nặng, là người già yếu, bị can đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, bị can là phụ nữ có thai nếu có nơi cư trú rõ ràng, có lý lịch rõ ràng thì không áp dụng biện pháp tạm giam nếu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 4, Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Trường hợp của Ngọc Trinh bị điều tra theo Khoản 2, Điều 318 (hình phạt trên 2 năm tù). Đồng thời có thể cơ quan điều tra có căn cứ nhận thấy nếu không tạm giam, bị can có thể bỏ trốn, cản trở hoạt động điều tra nên mới tiến hành tạm giam.
Tiến sĩ Đặng Văn Cường cho rằng với vụ việc này cần đánh giá những tác động tiêu cực từ hành vi của Ngọc Trinh đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ông nêu quan điểm: “Nếu chỉ là hành vi vi phạm về giao thông đường bộ của một người bình thường, có thể xử phạt hành chính là phù hợp. Tuy nhiên, có lẽ cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá Ngọc Trinh là người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng xã hội, hành vi của những những này rất dễ tác động trực tiếp đến tâm lý, hành động, thói quen của giới trẻ nên cơ quan điều tra đã xử lý quyết liệt”.
Cuộc sống của tỷ phú Hoàng Kiều hậu tuyên bố vỡ nợ, thái độ khi biết tin Ngọc Trinh bị bắt ra sao?
Dù chia tay đã lâu nhưng cái tên Hoàng Kiều và Ngọc Trinh vẫn thường xuyên được nhắc đến cùng với nhau. Lần này, chân dài quê Trà Vinh bị bắt, dĩ nhiên tình cũ của cô khó tránh khỏi sự chú ý.