Đời sống

3 trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, công dân nào cũng phải nắm chắc

3 trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, công dân nào cũng phải nắm chắc

Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm sẽ diễn ra đợt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho đợt tuyển quân năm tới. Công việc này diễn ra tại các địa phương. Theo quy định hiện hành, để được nhập ngũ cần đáp ứng các điều kiện cần thiết.

nghia-vu-quan-su-1

Trong đó, nam phải có chiều cao khi đứng từ đủ 152 – 163cm, nặng từ đủ 39 – 51kg, vòng ngực từ đủ 70 – 81cm. Với nữ thì chiều cao khi đứng từ đủ 146 – 154cm, nặng từ đủ 37 – 48kg. Bên cạnh đó là tương ứng với 06 loại sức khỏe từ 01 – 06. Trong trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ phải xem xét đến chỉ số BMI.

Ngoài ra, theo Điểm a, Điểm c Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP, công dân muốn được gọi nhập ngũ phải có sức khỏe loại 1, 2, 3; không bị cận thị 1,5 diop trở lên; không viễn thị các mức độ; không nghiện ma túy, bị HIV/AIDS nhập ngũ.

nghia-vu-quan-su-2

Còn trong Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì quy định, có 3 trường hợp công dân sẽ không được phép đăng ký nghĩa vụ quân sự, cụ thể là:

Thứ nhất, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.

Thứ hai, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Thư ba, bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

 

Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn, chủ xe có phải đóng phạt, bị giữ xe không? Ai cũng phải nắm chắc

Nếu phương tiện vi phạm nồng độ cồn là đi mượn, chủ xe có phải đóng phạt? Bên cạnh đó, nếu rơi vào trường hợp bị tạm giữ phương tiện thì giải quyết như thế nào?