Khám phá mới

Tại sao nước của Nhật Bản lại sạch đến mức có thể uống cả trong nhà vệ sinh?

  • Hé lộ lời khai Lý Đình Vũ: Người phụ nữ bí ẩn đứng sau vụ đổ dầu thải?
  • Cuộc sống bí ẩn của Kim Jong-un: 3 tuổi bắn súng, 8 tuổi lái xe tải
  • Công Phượng dự bị nhưng `Messi Hàn` còn `thảm hại` hơn nhiều ở STVV

Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng ở Nhật Bản có thể uống nước cả từ trong nhà vệ sinh. Tưởng đùa nhưng hóa ra đây là chuyện hoàn toàn có thật. Nếu đến xứ sở hoa anh đào, sẽ không khó để bạn bắt gặp hình ảnh người dân đất nước này uống nước từ vòi nước trong nhà vệ sinh hay bất cứ vòi nước công cộng. Cùng một nguồn nước từ vòi nhà tắm, bạn có thể giặt giũ, tắm rửa, dội bồn cầu và… uống chúng. Thậm chí, nước ướp lạnh trong các khách sạn, nhà nghỉ cũng được lấy từ các vòi nước này mà thôi.

Tại sao nước ở Nhật Bản lại sạch như vậy?

Tokyo chính là thành phố có nước sạch và tốt nhất tại Nhật Bản. Để một giọt nước đến được tay người dân, nó đã phải trải qua 51 tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đề ra. Trong đó, bao gồm kiểm tra độc tính, chất gây ô nhiễm, xét nghiệm để đảm bảo độ trong, mùi và màu sắc. Có ý kiến cho rằng, các quy định đối với nước sinh hoạt ở Nhật Bản còn nghiêm ngặt hơn cả nước suối đóng chai.

nuoc-sach-nhat-ban-4
Người dân Nhật Bản có thể uống nước ở bất cứ vòi nước nào họ muốn

Ở Việt Nam, nước được xử lý qua các loại máy lọc nước nhưng người dân vẫn không thể uống trực tiếp và cần đun sôi kỹ. Thời gian qua, vụ việc nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm còn gây hoang mang hơn nữa cho người dân. Đến hiện tại, các hộ dân ở khu vực Tây Nam Hà Nội vẫn được khuyến cáo không nên dùng nước để ăn uống. Lúc này đây, người ta lại có một sự so sánh với nguồn nước ở Nhật Bản.

Tại xứ Phù Tang, các hệ thống vòi nước không cần thêm công đoạn xử lý nào, có thể uống trực tiếp ngay. Người Nhật sử dụng công nghệ lọc siêu sạch, kết hợp với quản lý hệ thống nước hiệu quả. Nước ở Nhật là “nước mềm”, có ít khoáng chất và vi sinh. Nhà máy nước đô thị có chế độ xử lý nghiêm ngặt, có đến 200 thống số về an toàn và chất lượng được đưa ra.

Bên cạnh đó, ngoài tiêu chuẩn của chính phủ, Chính quyền Thủ đô Tokyo còn đặt ra thêm 8 tiêu chuẩn chất lượng để bỏ các chất gây mùi vị khó chịu mà nguyên nhân chính là do vi khuẩn và clo hóa. Ở Nhật Bản, mức clo dư thừa trong khoảng 0,1 – 1 miligam/lít khi nước đến nhà dân. Thậm chí, Tokyo còn khắt khe hơn với mức 0,1 – 0,4 miligam/lít.

Vậy quy trình xử lý nước ở Nhật Bản như thế nào?

Nhà máy nước Tokyo có công suất xử lý hàng ngày lên đến 300.000 m3 với công nghệ xử lý ozine và than hoạt tính sinh học. Điều này giúp loại bỏ gần như hoàn toàn các chất hữu cơ hòa tan mà công nghệ bình thường khó mà làm được.

Đầu tiên, nước được sục ozone khoảng 20 phút để loại bỏ chất vô cơ. Để tránh việc ozone ăn mòn các ống theo dẫn nước, phải đầu tư những ống thép không gỉ chất lượng cao mới mang lại nguồn nước đảm bảo chất lượng.

nuoc-sach-nhat-ban-3
Máy sục ozone ở một nhà máy nước tại Nhật Bản

Tiếp đó, nước chảy xuống bể lọc chứa các loại than hoạt tính sinh học khác nhau. Các hạt carbon siêu nhỏ trong than hoạt tính sẽ lọc các chất hữu cơ ô nhiễm, đồng thời đẩy tạp chất và các sản phẩm sinh ra trong quá trình xử lý ozone ra ngoài. Đây là bước vô cùng quan trọng, giúp nước có mùi vị tốt nhất.

Ở nhà máy nước Tokyo còn đặt lớp than hoạt tính dày lên đến 2,5 mét trong bể lọc 100 mét vuông. Cứ 4 năm than hoạt tính lại được thay một lần để duy trì hiệu quả để có được khả năng hấp thụ vật liệu hữu cơ tốt nhất.

Bên cạnh công đoạn xử lý, một lý do khiến nước sinh hoạt ở Tokyo đảm bảo chất lượng như vậy là nguồn cung đầu vào cũng phải tốt. 80% nước cung cấp cho Tokyo được lấy từ 2 con sông là Tonegawa và Arakawa, 20% còn lại là sông Tamagawa. Nước sông Tamagawa vô cùng tinh khiết, chỉ cần lọc cơ bản đã có thể uống ngay được.

Nước sạch rồi sao còn sản xuất nước đóng chai?

Lý do nước máy ở Nhật Bản đảm bảo chất lượng nhưng tùy vào khẩu vị của mỗi người. Vì thế mà nước đóng chai với nhiều mùi vị khác nhau là để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chính phủ Nhật ngày nay khuyến khích người dân uống nước máy hơn nước đóng chai để bảo vệ môi trường.

nuoc-sach-nhat-ban-2
Lãnh đạo nhà máy nước Tokyo (trái) rất tự tin vào chất lượng nước được làm ra

Người đứng đầu nhà máy nước Tokyo – Hashimoto Takashi còn khẳng định từ lâu đã không còn uống nước đóng chai vì biết rằng nước trực tiếp từ voi chất lượng như thế nào. Ông còn khuyến khích người nơi khác nên một lần thử uống nước từ vòi công cộng tại Tokyo để thấy được sự khác biệt.

 

“Em bé napalm” trong bức ảnh quyền lực nhất thế giới giờ ra sao?

(Techz.vn) – Gần 50 năm sau khi bức ảnh gây chấn động toàn cầu của nhiếp ảnh gia Nick Ut được công bố, cuộc sống của “Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc bây giờ hạnh phúc và vô cùng bình yên.