Đời sống

Vị tướng người Việt nổi tiếng nhất lịch sử Triều Tiên: Từng là hoàng tử thời Lý

Là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138 – 1175) và Hiền Phi Lê Mỹ Nga, Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ) là em trai của vua Lý Cao Tông. Trong lịch sử, ông đã được ban chức Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc hải quân, tước Kiến Bình vương

Cho đến năm 1225, nhà Lý bị soán ngôi khi Trần Thủ Độ để cháu là Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng. Sau đó, Trần Thủ Độ để con cháu họ Lý đổi họ đồng thời đẩy các tôn thất nhà Lý lên các vùng núi hiểm trở phía Bắc. Trước hoàn cảnh này, Lý Long Tường  bí mật về Kinh Bắc thu gom bài vị rồi cùng gia thất trốn ra Biển Đông qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa rồi có cuộc hành trình lưu lạc đến tận đất Cao Ly.

Ở đây, Lý Long Tường đã có công lớn khi đã giúp Vua Cao Ly 2 lần đánh bại quân Nguyên – Mông xâm lược vì vậy mà ông được sủng ái. Ông được vua Cao Ly phong là Hoa Sơn Tướng Quân, thậm chí còn lập bia nơi ông đánh giặc để ghi nhớ công ơn. Di tích này vẫn còn cho đến ngày nay.

Theo tương truyền, hoàng tử Lý Long Tường mỗi khi ra trận có thói quen cưỡi lên lưng ngựa trắng để đốc thúc tinh thần của binh lính.

Cũng chính vì yêu mến hình ảnh vị tướng cưỡi ngựa trắng đánh giặc trong trời mưa tuyết trắng nên người dân ở đây đã gọi ông với cái tên Bạch Mã Tướng quân.

Ngày nay con cháu nhà Lý - hậu duệ từ 40 người cùng Lý Long Tường đặt chân lên đất Triều Tiên đã rất đông và mang mang Lee trong phiên âm quốc tế. Cho đến ngày nay, những người con cháu dòng dõi họ Lý vẫn luôn hướng về nguồn cội của mình.

 

2 vị trạng nguyên gốc Nam Định được xem là 'thần đồng đất Việt': Ai nổi tiếng với bài toán 'cân voi'

Nam Định là nơi sản sinh ra nhiều Trạng Nguyên trong lịch sử phong kiến Việt Nam trong đó có hai nhân vật được mệnh danh là 'thần đồng'.