Đời sống

Loài sếu quý hiếm nhất liệt trong sách đỏ Việt Nam: Nước ta và Campuchia chỉ còn hơn 100 cá thể

Sếu là một họ có 4 chi và 15 loài, thuộc bộ Gruiformes với các loài chim lớn với cổ dài và chân dài. Đây là loại chìm được phân bộ trên khắp thế giới chỉ ngoại trừ Nam Mỹ và Nam Cực.

Việt Nam có 3 loài sếu quý hiếm gồm: Sếu đầu đỏ, sếu cổ trắng và sếu cổ đen.

Trong đó, Sếu đầu đỏ có tên gọi là sếu cổ trụi, là phân loại chim quý hiếm tại miền Nam Việt Nam và nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.

Đây cũng là loài chim có chiều cao lớn nhất trong các loài chim biết bay trên thế giới với chiều cao 1,75m và sải cánh rộng 2,5 m; nặng 7 – 8kg khi trưởng thành.

Sếu đầu đỏ có phần lông xám nhạt, đầu và cổ họng phủ lớp da màu vàng cam. Không có gì quá khác biệt giữa Sếu đầu đỏ con cái và con đực nhưng khi bắt cặp với nhau con sếu cái thường nhỏ hơn.

Sếu kiếm ăn trên những đầm lầy và vùng đất ngập nước (thức ăn của chúng là rễ, củ, côn trùng, động vật giáp xác,cá, động vật lưỡng cư).

Sếu làm tổ trên búi ngọn nhiều cây trong vùng nước nông, cả bố lẫn chim mẹ đều cùng chăm sóc con non cho tới mùa sinh sản tiếp theo. Hàng năm khi mỗi lần nắng ấm, cỏ năng kim hồi phục sau nhiều tháng ngập trong nước lũ, đồng nước đầy cá, tôm thì những cánh sếu lại bay về.

Sếu đầu đỏ được xem là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng như tỉnh Đồng Tháp và là loại đang trong tình trạng nguy cấp.

Có những năm, Việt Nam đã không ghi nhận sếu đầu đỏ bay về, trú lại tìm thức ăn.

Theo đó, từ những 2014 đến 2016, ở Vườn quốc gia Tràm Chim vẫn ghi nhận còn thấy sếu về (dù ít  từ 14 đến 23 con mỗi năm), nhưng năm  2017 đột ngột chỉ có 3 con, năm 2018 đếm được 9 con, 2019 là 11 con, không có con sếu nào bay về trong năm 2020. Đến năm 2021, sếu đầu đỏ đã tìm về Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (Kiên Giang) để tìm thức ăn.

Trong vòng 10 năm qua,  quần thể Sếu đầu đỏ hoang dã ở Campuchia và Việt Nam đã suy giảm một cách vô cùng nghiêm trọng: Từ 850 cá thể (ghi nhận vào năm 2010) giảm xuống còn  160 cá thể (được ghi nhận gần đây nhất vào năm 2022). Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì quần thể Sếu đầu đỏ phương Đông hoang dã ở Campuchia và Việt Nam có thể sẽ sớm ở bên bờ vực bị tuyệt chủng.

 

Loài chim quý Việt Nam có mỏ đắt gấp 3 lần ngà voi, giá 150 triệu/kg: Được liệt vào nhóm một sách đỏ

Có tên trong sách đỏ Việt Nam, loại chim quý này đang bị đe dọa tuyệt chủng, có mỏ sừng còn đắt hơn cả ngà voi.