Loài nấm tử thần độc nhất thế giới: Chiếm 90% vụ tử vong do nấm độc, bề ngoài cực dễ bị đánh lừa
Theo National Geographic, Nấm mũ tử thần, có tên khoa học Amanita phalloides, là nguyên nhân gây ra 90% số ca tử vong liên quan đến nấm xảy ra hàng năm. Đây chính là nguyên nhân chúng trở thành loại nấm nguy hiểm nhất thế giới. Loại nấm độc khét tiếng này hồi đầu năm nay đã được cho là nguyên nhân khiến 3 người ở Úc tử vong.
Loại nấm này có nguồn gốc từ Vương quốc Anh và một số vùng của Ireland, nhưng trong thế kỷ qua, nó đã xuất hiện nhiều ở Úc và Bắc Mỹ và gây ra nhiều vụ ngộ độc.
Kể từ khi đến Bờ Tây nước mỹ, loại nấm xâm lấn này đã lan rộng nhanh chóng khắp California và thậm chí còn xuất hiện ở tận phía bắc như British Columbia, nhưng phần lớn về sự xuất hiện của loại nấm này vẫn còn là một bí ẩn. Tại sao loại nấm lại lây lan nhanh như vậy, chính xác khi nào nó xuất hiện và nó sẽ tác động như thế nào đến môi trường? Những câu hỏi này vẫn đang được giới khoa học nghiên cứu.
Loại nấm độc này có thể cao tới 6 inch (15,24 cm) với mũ hình vòm với kích thước tương tự, đôi khi có màu vàng hoặc xanh lục. Dưới phần mũ nấm là mang màu trắng và thân màu trắng nhạt. Những đặc điểm càng khiến con người khó có thể phân biệt nó với một loại nấm ăn được.
Tuy nhiên, không giống như một loại nấm ăn được, loại nấm mũ tử thần này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và thận, hoặc trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
Lý do là bởi vì loại nấm này có chứa một loại độc tố đặc biệt. Mặc dù an toàn khi chạm vào nhưng loại nấm này có chứa amatoxin, chất ngăn cản tế bào tạo ra protein, cuối cùng gây chết tế bào và suy nội tạng.
Nhiều cây nấm mũ tử thần đã được phát hiện tại các Công viên Quốc gia, bao gồm Bờ biển Quốc gia Point Reyes ở California, Mỹ. Điều này đã khiến các cơ quan chức năng phải nâng cao nhận thức người dân về việc hái lượm nấm.
Anne Pringle, nhà nấm học tại Đại học Wisconsin-Madison và là chuyên gia hàng đầu về nấm mũ tử thần cho biết gần như không thể xác định chính xác thời điểm thực tế loài nấm chết người này xâm nhập miền Tây nước Mỹ và tại sao nó tiếp tục lan rộng kể từ đó.
Loài nấm này lần phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ là tại California vào những năm 1930. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng loài nấm này đã di cư vào đất của một cây được vận chuyển từ châu Âu đến California để làm nút chai cho ngành công nghiệp rượu vang thời đó đang rất phát triển. Những người khác cho rằng loại nấm này có thể đã bám theo một loại cây bí ẩn được nhập khẩu để làm đẹp cho khuôn viên trường đại học.
Loại gỗ quý hiếm top đầu Việt Nam: Liệt vào nhóm số 1, từng cạn kiệt, cả rừng chỉ còn 7 cây sống sót
Loại gỗ quý này từng suýt biến mất khỏi Việt Nam khi cả rừng chỉ còn 7 cây sống sót ngoài tự nhiên.