Đời sống

Độc đáo phiên chợ duy nhất ở Việt Nam dùng lá thay tiền, được ăn miễn phí không cần đắn đo giá cả

Độc đáo phiên chợ duy nhất ở Việt Nam dùng lá thay tiền, được ăn miễn phí không cần đắn đo giá cả

Xuất hiện khoảng 10 năm gần đây, chợ lá Tây Ninh được tổ chức hàng năm, đã trở thành một nét đẹp truyền thống ở vùng đất này.

Hàng năm cứ vào dịp rằm tháng Giêng (âm lịch), phiên chợ lá lại được tổ chức trong vòng 2 ngày. Phiên chợ này bắt đầu từ rất sớm và cũng kết thúc nhanh khi mở cửa từ khoảng 5 giờ 30 phút sáng và vãn sau đó chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ.

Phiên chợ này có quy mô nhỏ và được bác sĩ Bùi Quốc Thái - một thầy thuốc nam hay làm việc thiện cứu người ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh khởi xuống. Ban đầu, ông chỉ có mục đích tổ chức một phiên chợ ‘nội bộ’ chuyên mua bán đồ ăn, thức uống để tiếp đãi cũng như có dịp gặp gỡ lại mọi người đã đồng hành cùng ông sau một năm vất vả. 

Phiên chợ này hoạt động với đặc điểm ai có gì góp nấy, để thêm phần phong phú. Tuy nhiên, sau vài năm tổ chức, phiên chợ này được nhiều người dân địa phương biết đến và tham gia rồi từ đó trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của miền đất Hòa Thành, Tây Ninh.

Được lấy cảm hứng từ chợ truyền thống lâu đời tại miền Nam Bộ, chợ lá Tây Ninh có những quầy hàng san sát nhau bán trái cây, xôi, chè, sữa đậu nành…Đáng nói những mặt hàng ở đây không được định giá, khách đến chợ không phải trả tiền mà chỉ trả bằng những  chiếc lá họ mang theo.

Theo đó, khi tham gia phiên chợ này, nếu muốn mua một thứ gì đó, thì người tham gia chỉ phải đưa cho người bán một chiếc lá là xong. ‘Người mua’ sẽ nhận được một phần thức ăn nhỏ như  xôi, bắp, cơm, nước, sữa đậu, khoai… Mỗi món chỉ được một chút vì để cho người đến sau. Bất kể đó là mặt hàng gì, những người mua và người bán chỉ cần gửi đến nhau những lời cảm ơn, chúc tốt lành đầu năm mới. Và đó cũng ý nghĩa thực sự của phiên chợ này.

Cũng chính vì điều này mà càng ngày càng nhiều người biết đến phiên chợ lá Tây Ninh. Khi tham gia phiên chợ, cảm giác chung của mọi người là được vui chơi thậm chí là ăn uống thoải mái mà không đắn đo về chuyện tiền nong. 

Đằng sau phiên chợ kỳ lạ này chính là ý nghĩa đầy nhân văn như muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng đồng tiền cũng chỉ là phương tiện phục vụ cho cuộc sống mưu sinh, cũng là vật chất như chiếc lá. Điều quý giá hơn cả chính là lương tâm, sự vui vẻ, lạc quan, yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống 

 

Cây dúi 1000 tuổi nổi tiếng nhất Bình Định: Có dáng tháp Chăm cổ, trả 23 tỷ vẫn không bán

Cây duối với tuổi thọ hơn 1000 năm ở Bình Định với dáng độc đáo được trả 23 tỷ đồng nhưng chủ nhân vẫn quyết không bán.