Đời sống

Hành trình cự phách của GS.Ngô Bảo Châu: Từ Giáo sư trẻ nhất Việt Nam cho đến 'Nobel Toán Học'

Hành trình cự phách của GS.Ngô Bảo Châu: Từ Giáo sư trẻ nhất Việt Nam cho đến 'Nobel Toán Học'

Sinh năm 1972, Ngô Bảo Châu là con trai duy nhất trong một gia đình tri thức truyền thống ở Hà Nội. Ông có cha là nguyên là giáo sư vật lý của Viện Cơ học Quốc gia Việt Nam - GS Ngô Huy Cẩn và mẹ là phó giáo sư tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương - Trần Lưu Vân Hiền. Ngô Bảo Châu cũng là cháu của Giáo sư Ngô Thúc Lanh - đây là 1 trong những tác giả viết  cuốn sách Đại số đầu tiên.

Ông từng là học sinh của lớp chuyên Toán trường THPT Chuyên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (Khối Chuyên Tổng Hợp – Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội). Khi tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) lần thứ 29 và 30 năm học lớp 11 và 12, Ngô Bảo Châu trở thành thí sinh Việt Nam đầu tiên giành hai huy chương vàng IMO. Thậm chí ông còn đạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 42/42.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Ngô Bảo Châu đã sang du học Pháp. Dù được chính phủ Pháp cấp học bổng để theo học tại Đại học Paris VI nhưng trường École Normale Supérieure danh giá đã là lựa chọn của ông. Đến năm 1997, ông lấy bằng Tiến Sĩ. Từ 1998 đến 2005, ông là thành viên của CNRS tại Đại học Paris 13 và đến năm 2003 thì bảo vệ bằng cử nhân tại đây. Đến  năm 2005, Ngô Bảo Châu trở thành Giáo sư tại Đại học Paris-Sud 11 và cũng ở tuổi 33 ông đã chính thức được phong hàm Giáo sư tại Việt Nam, Ngô Bảo Châu cũng chính là giáo sư trẻ nhất nước ta.

Ông bắt đầu làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp, Princeton, New Jersey và Viện Toán học Hà Nội từ năm 2007. Từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, Ngô Bảo Châu gia nhập Toán tại Đại học Chicago. Ông cũng bắt đầu đảm nhiệm chức Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Cao cấp Việt Nam mới thành lập từ năm 2011.

Trong suốt sự nghiệp của mình cho đến nay, GS. Ngô Bảo Châu đã có những thành tích vô cùng ấn tượng. Theo đó, vào năm 2004, ông và Laumon nhận giải  Nghiên cứu Clay vì thành tích trong việc giải bổ đề cơ bản do Robert Langlands đề xuất cho trường hợp các nhóm đơn nhất. 

Những năm trước đó, việc chứng minh bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu, hay còn gọi là Bổ đề cơ bản của Langlands là một nỗi ám ảnh với giới toán học, đây là một "bổ đề" khó chứng minh đến mức mà 30 năm trước đó rất nhiều nhà toán học lẫy lừng đã phải "bó tay". Vì vậy việc giải quyết được bổ đề này đã đưa tên tuổi của GS Ngô Bảo Châu trở thành điểm sáng trên bản đồ học thuật thế giới. Nhờ chứng minh này mà ông đạt Huy chương Fields năm 2010. Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt được thành tựu này.

Cũng chính công trình nghiên cứu này đã được bình chọn là một trong mười phát hiện khoa học hàng đầu (Time bình chọn). Đến năm 2011, ông nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh. Một năm sau, Ngô Bảo Châu trở thành một thành viên của Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ. Đến năm 2018, ông nhận được thêm Giải thưởng Maurice Audin danh giá.

“Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields sẽ có tác động rất lớn tới nền toán học nước nhà mà điều đầu tiên phải kể đến là trong mắt bạn bè quốc tế, vị trí nền toán học Việt Nam sẽ nâng lên một tầm cao mới. Và quan trọng hơn là chính người Việt Nam, xã hội Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam sẽ tự hào, tự tin hơn vào sự phát triển của toán học nước nhà, nhất là trong điều kiện xã hội đang dường như bi quan về nền giáo dục Việt Nam. Điều này còn lớn hơn cả bản thân giải thưởng Fields.” - Giáo sư, TSKH Đào Trọng Thi – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng Quốc hội, nguyên Giám đốc ĐHQGHN đã từng nhận xét về việc GS. Ngô Bảo Châu nhận được giải thưởng danh giá này.

 

'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt

15 tuổi đã đạt HCV Olympic Toán quốc tế, vị giáo sự này đã đạt được những thành tích và danh hiệu vô cùng cao quý ở độ tuổi vô cùng trẻ.