Đời sống

3 vùng đất ở Việt Nam được UNESSCO vinh danh là công viên địa chất toàn cầu: Có hàng loạt di sản

Theo định nghĩa, “Công viên địa chất toàn cầu” là một khu vực tự nhiên bao gồm các di sản văn hoá địa chất, cảnh quan tầm cỡ quốc tế, đồng thời phải có giá trị khoa học, giáo dục, phát triển bền vững. Tập hợp các di sản này phải có cùng các giá trị khác như về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội đồng thời khu vực tự nhiên này còn có diện tích đủ lớn để phát triển kinh tế thông qua hình thức phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác được UNESCO công nhận.

Theo đó, Việt Nam có 3 Công Viên Địa chất toàn cầu đã được UNESCO vinh danh là  Công viên Địa chất toàn cầu. Đầu tiên là Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang được vinh danh năm 2019, sau đó là Công viên Địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng (2018) và thứ ba là Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông - được vinh danh năm 2020. 

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tự nhiên đầy ấn tượng, các địa điểm nói trên đều mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống đặc trưng của đồng cộng đồng cư dân cũng như đặc sản địa phương nơi đây. 

Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

Được được Hội đồng Tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên Địa chất Toàn Cầu vào năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn là địa điểm đầu tiên của Việt Nam được vinh danh là Công viên Địa chất Toàn Cầu. Địa điểm này được đánh giá là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, mang dấu ấn về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, hững hiện tượng tự nhiên. Đồng thời nơi đây cũng có cảnh quan độc đáo cũng như tính đa dạng sinh học cao.

Nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 2.356,8 km2 với 80% diện tích là núi đá vôi. Cao nguyên này nằm trải dài qua địa bàn 4 huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang cũng như bao phủ với những phiến đá lô nhô màu xám ngắt. Tuy nhiên sự sắp đặt của tạo hoá đã biến những phiến đá ở đây thành một bức tranh hùng vĩ, đẹp đến hoàn hảo.

Khi tới đây, du khách còn có thể hòa nhập vào cuộc sống dân cư vùng núi cao Hà Giang. Tại đây, cộng đồng 17 dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày, Lô Lô, Nùng…vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo cùng những điều thú vị để khám phá.

Vào tháng 4/2018, Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng cũng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.

Đây là địa điểm hiếm có ở Việt Nam có thể giúp du khách tìm lịch sử của Trái Đất qua các dấu tích. Tại công viên địa chất này chứa đựng các các hoá thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản,cảnh quan đá… cũng chính là những minh chứng cho sự tiến hoá và thay đổi của Trái Đất. Công viên địa chất Non nước Cao Bằng cũng có hơn 215 di tích được xếp hạng và một loạt danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam như: Hang Pác Bó, suối Lê Nin, hồ Thang Hen, như thác Bản Giốc, vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén…

Non nước Cao Bằng 

Công viên Địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào 7/7/2020. Công viên này thuộc một phần của ao nguyên M’Nông hùng vĩ. Nơi đây sở hữu nhiều giá trị về địa chất, khảo cổ, văn hoá và đa dạng sinh học đặc trưng. 

Đắk Nông (Đắk Nông)

Ở đây có hệ thống hang động núi lửa dài nhất khu vực Đông Nam Á, được hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa Nâm Blang (Buôn Choah). Công viên địa chất Đắk Nông có tới  65 điểm di sản địa chất, địa mạo, cùng điểm nhất là gần 50 hang động, các miệng núi lửa, thác nước. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi lưu trữ các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó nổi bật là Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện.

 

Cây cầu dây văng ở Việt Nam có nhịp chính dài nhất ĐNÁ: Tương đương 1 trong 5 cầu lớn nhất Nhật Bản

Sau khi được xây dựng, cây cầu này đã chính thức giúp toàn bộ tuyến quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau được nối liền mà không còn bến phà nào.