Đời sống

1 con sông ở Đà Nẵng có 6 cây cầu nổi tiếng bắc qua: Sở hữu loạt kiến trúc 'độc nhất vô nhị'

Bắt đầu từ ngã ba sông giữa các quận Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, sông Hàn có chiều dài 7,7km khoảng là hợp lưu của dòng sông  Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện và đổ ra vịnh Đà Nẵng ở đoạn gần luồng vào bến Thọ Quang. 

Dù không phải là một con sông dài nhưng sông Hàn có tận 6 cây cầu bắc qua.

Không chỉ có lợi ích về mặt giao thông, những cây cầu này còn là điểm nhấn kiến trúc và cảnh quan cho cả thành phố Đà Nẵng, tạo nên nét đặc biệt cho du lịch nơi đây.

Hãy cùng điểm qua 6 cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng.

Cầu Thuận Phước có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, được xây dựng vào ngày 16/1/2003. Đây là cây cầu đang nắm giữ kỷ lục cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Với chiều dài 1.856m, cầu Thuận Phước nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa - Trường Sa của Đà Nẵng. Cầu Thuận Phước có vị trí đặc biệt khi nằm tại nơi sông Hàn đổ ra biển. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi sông Hàn đổ ra biển. Cây cầu này có  2 trụ tháp cao khoảng 80m tính từ bệ cọc, 3 nhịp dây võng dài 655m và rộng 18m. Với kiến trúc này thì đây là cây cầu dây võng dài và độc đáo nhất Việt Nam.

Một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn là cầu sông Hàn với chiều dài 487,7m, rộng 12,9m với 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m. Đây là cây cầu nối hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ đông thành phố.

Cây cầu sông Hàn cũng là câu cầu xoay đầu tiên được thiết kế và thi công bởi người Việt. Cây cầu này có thể quay nhịp giữa 90 độ so với ban đầu, tạo ra 2 lạch đường thủy cho tàu đi qua. Cây cầu được hoàn thành vào 29/3/2000 và chấm dứt cảnh “lụy phà” của người dân đôi bờ sông Hàn.

Là con cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, cầu Rồng được xây dựng vào ngày 19/7/2009 và cho thông xe ngày 29/3/2013 với tổng kinh phí gần 1.500 tỷ đồng. Dài 666m và rộng 37,5m với 6 làn xe chạy, cây cầu này  giúp rút ngắn khoảng cách từ sân bay quốc tế Đà Nẵng về hướng quận Sơn Trà khi nối từ đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) qua sông Hàn đến nút giao thông Bạch Đằng Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu). Đáng nói, cây cầu này có thiết kế độc đáo với hình dáng rồng vàng bằng thép, hướng về phía Biển Đông, có khả năng phun nước, phun lửa.

Nối liền quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn là hai cây cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi.

Vốn dĩ là cầu đường sắt, sau năm 1975, cầu Trần Thị Lý mới được đổi tên như hiện tại và được nâng cấp thành cầu đường bộ, đảm nhận nhiệm vụ thông thương nối liền hai bờ sông Hàn cùng với cầu Nguyễn Văn Trỗi.

Cầu Trần Thị Lý có mặt cầu rộng 35,5m với 6 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m và 2 làn đường đi bộ (mỗi làn rộng 3m). Điểm đặc biệt của cây cầu này là có trụ tháp đơn, nghiêng 12 độ được kết cứng với dầm mặt cầu và tựa trên trụ S5 với sức chịu tải lên tới 25.000 tấn. Đây cũng là tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay.

Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn là cầu Nguyễn Văn Trỗi. Cây cầu này được bắt đầu sử dụng từ năm 1965 và đến năm 2015 mới được cải tạo. Theo đó, cầu Nguyễn Văn Trỗi có thể hạ 1 lần/ngày nhịp giữa vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ.

Những cây cầu có thiết kế độc đáo này bắc khiến cho thành phổ biển Đà Nẵng càng lung linh hơn khi về đêm.

 

Quận rộng nhất thủ đô Hà Nội: Sở hữu công trình từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới

Trong 12 quận, 17 huyện và một thị xã ở Hà Nội thì đây là quận có diện tích lớn nhất.