Đời sống

Sứ thần đất Việt từng 'giải hạn' cho nhà Minh, được vua Trung Hoa phong làm trạng nguyên

  Sứ thần đất Việt từng 'giải hạn' cho nhà Minh, được vua Trung Hoa phong làm trạng nguyên

Không chỉ là một trạng nguyên thời vua Lê Nhân Tông, Trạng Lợn còn nổi tiếng với giai thoại vua Minh cầu mưa chống hạn hán.

Theo đó, Nguyễn Nghiêu Tư đỗ trạng nguyên năm 1448, dưới thời vua Lê Nhân Tông của nhà Hậu Lê. Ông có tên húy là Nguyễn Trư, hiệu là Tùng Khê, quê ở xã Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Sách Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam ghi chép vì lúc nhỏ Nguyễn Nghiêu Tư có cha làm nghề thịt lợn, ông lại để vào tháng tháng 10 âm lịch (tháng Hợi) nên cậu được gọi là "cậu Lợn". Sau đó, khi ông đỗ trạng nguyên thì được người đời gọi là Trạng Lợn.

Từ nhỏ ông đã là người thông minh, sáng dạ. Vì mồ côi từ nhỏ nên ông phải đi làm thêm cho nhà giàu ở huyện Tiên Du. Ông được tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên quý mến và được đón về nuôi dạy.

Nguyễn Nghiêu Tư sau khi đỗ trạng nguyên đã ra làm quan và được đảm nhận nhiều chức vụ dưới thời triều Hậu Lê. Ông từng giữ chức cao nhất là Chưởng lục bộ Thượng thư.

Nguyễn Nghiêu Tư đã từng hiến kế bại sứ thần phương Bắc trong một ván cờ vào lần tiếp sự thần Trung Quốc.

Đáng nói, Nguyễn Nghiêu Tư cũng có nhiều giai thoại nổi tiếng về tài năng ngoại giao của mình.


Sách những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam ghi lại về việc Trạng Lợn đã giúp đỡ nhà Minh lập đàn cầu mưa chống hạn hán nhờ tài ứng đối hơn người:

“Ngày ấy, hạn hán kéo dài ở Trung Quốc, nhân có Trạng Lợn sang thăm, vua Minh mời cầu đảo để thử tài. Trạng nhận lời, yêu cầu dựng đàn uy nghiêm để ông cầu đảo. Mục đích là kéo dài thời gian.

Khi thấy cỏ gà lang, trạng bèn lên đàn làm lễ, khấn theo cách nói lái: "Hường binh, hòa binh, tam tinh, kẹo tinh, bát tinh, linh tinh tinh...".

Vua Minh nghe thấy bái phục trạng uyên thâm, tỏ tường thiên văn, thuộc hết ngôi thứ các vị tinh tú. Khóa lễ vừa xong, lập tức mưa như trút nước, khiến vua Minh càng phục hơn.

Câu chuyện Trạng Lợn cầu mưa chỉ là giai thoại nhưng đã thể hiện được tài ứng biến và trí tuệ hơn người của Nguyễn Nghiêu Tư.”

Sau sự kiện này, ông được hoàng đế nhà Minh phong làm trạng nguyên Bắc triều. Ông cũng là 1 trong 4 lưỡng quốc trạng nguyên của nước ta bên cạnh Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực, Nguyễn Đăng Đạo.

 

Trạng Nguyên đi học muộn nhất Việt Nam: 17 tuổi mới biết chữ, khiến vua Khang Hy giảm năm cống nạp

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, 1 nhân tài là được xem là vị Trạng Nguyên đi học muộn nhất nhưng vẫn được người đời tôn kính vì những công trạng lớn lao cũng tấm gương về sự khảng khái.