Chiếc ghế bành đắt nhất thế giới giá gần 700 tỷ: Sử dụng 1 chất liệu truyền thống có ở Việt Nam
Được đấu giá như một phần trong bộ sưu tập của Yves Saint Laurent và Pierre Berge vào năm 2009 với giá 28 triệu USD, chiếc ghế mang tên này là món đồ trang trí đắt nhất thế kỷ 20.
Vào tháng 2 năm 2009, tài sản của Yves Saint Laurent và đối tác Pierre Berge đã được bán đấu giá ở Paris, và thu về số tiền đáng kinh ngạc là 373 triệu euro cho các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất, đồ trang trí…. Ba món đồ đắt nhất được bán là tranh tĩnh vật của Matisse, tác phẩm điêu khắc của Brancusi và chiếc ghế bành của Eileen Gray. Mặc dù hai tác phẩm đầu tiên là đến là những nghệ sĩ nổi tiếng, nhưng Eileen Gray, nhà thiết kế gốc Ireland là tác giả ít được biết đến hơn với những người ngoài giới. Hãy nhìn lại sự nghiệp phi thường của người phụ nữ này và chiếc ghế đắt nhất thế giới của bà.
Eileen Grey (1878-1976) lớn lên trong môi trường nghệ thuật và văn hóa với cha là họa sĩ người Scotland.
Bà có thời gian lớn lên ở cả London và quê hương ở Ireland. Vào năm 1900, bà đăng ký học tại Trường Slade, trường nghệ thuật của Đại học London. Khi ở Slade, lần đầu tiên bà được tiếp xúc với nghệ thuật sơn mài đồ nội thất. Đây là một nghệ thuật của châu Á khi dùng nhựa cây lỏng bôi lên gỗ để tạo ra bề mặt bóng. Sau thời gian ở cả Paris và London, Gray định cư ở Paris vào năm 1910 và mở xưởng sơn mài với chuyên gia sơn mài Nhật Bản Seizo SUGAwara. Mặc dù sơn mài vào thời điểm này chủ yếu được sử dụng để khôi phục các tác phẩm cũ nhưng Gray đã đi tiên phong trong việc sử dụng nó để thiết kế đồ nội thất mới.
Đến năm 1917 khi Madame Juliette Mathieu-Levy (người thợ may của hãng mũ Suzanne Talbot) thuê Gray trang trí căn hộ quận 16 của mình ở Paris. Căn hộ đã được giới thiệu trong ấn bản năm 1920 của Harper's Bazaar với miêu tả "hoàn toàn hiện đại mặc dù có nhiều cảm giác về đồ cổ." Gray đã trang trí lại căn hộ theo phong cách Art Deco và trong đó có một số thiết kế nội thất nổi tiếng nhất của cô, chẳng hạn như chiếc ghế Bibendum, lấy cảm hứng từ Người đàn ông Michelin, chiếc giường ban ngày Pirogue và chiếc ghế bành Dragons .
Chiếc ghế Dragons nhiều nguồn cảm hứng đầu tiên của Grey. Vào thời điểm bắt đầu làm việc trên chiếc ghế vào năm 1917, bà đã tiếp xúc và làm việc với sơn mài trong hơn 15 năm. Đối với tác phẩm này, cô sơn mài bằng tay và sau đó dành nhiều ngày để đánh bóng tác phẩm. Rồng trong văn hóa Trung Quốc cũng như Á Đông là sinh vật cao cấp nhất, gắn liền với hoàng đế và đại diện cho quyền lực và sự may. Hai tay ghế được tạo hình rồng cách điệu bằng gỗ sơn mài, kết hợp các chất liệu cổ xưa của Trung Quốc với tầm nhìn hiện đại.
Đáng nói, Sơn mài là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo, được phát triển mạnh mẽ ở nền họa hiện đại Việt Nam. Và thật thú vị khi chiếc ghế đắt nhất thế giới này lại sử dụng một chất liệu nghệ thuật khiến chúng ta có thể liên tưởng đến những sản phẩm sơn mài Việt Nam.
Chiếc ghế Dragons đã được nhà buôn nghệ thuật người Paris Cheska Vallois mua vào năm 1971
Chiếc ghế là một phần của căn hộ cho đến năm 1971 khi nó được mua bởi nhà buôn nghệ thuật người Paris Cheska Vallois, người sau đó bán nó cho Yves Saint Laurent vào năm 1973.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, Eileen Grey đã ở độ tuổi cuối 90 và bà không nổi tiếng với đồ nội thất của mình. Vào những năm 1920, bà đã gặp và yêu một kiến trúc sư người Romania tên là Jean Badovici và đã cống hiến hết mình cho việc học các nguyên lý kiến trúc. Năm 1926, bà mua đất ở miền Nam nước Pháp, gần Monaco và bắt đầu thiết kế, xây dựng một ngôi nhà cho hai người đặt tên là E-1027. Mặc dù sau này Gray đã thiết kế những ngôi nhà khác ở miền Nam nước Pháp, nhưng E-1027 là thành tựu kiến trúc nổi tiếng nhất của bà và ngày nay được mở cửa cho công chúng tham quan.
Ngày nay, đồ nội thất của bà đã đạt được mức giá bán hàng triệu đô la tại các nhà đấu giá và đưa nhà thiết kế vô danh trước đây trở nên nổi tiếng. Khi tài sản của Yves Saint Laurent và Pierre Berge được đem ra bán đấu giá vào năm 2009, chiếc ghế bành Dragons đã được bán với giá 21,9 triệu euro (28 triệu USD) tương đương với 682 tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với ước tính trước cuộc đấu giá là 2-3 triệu euro. Đáng nói chủ nhân của chiếc ghế này vẫn đang được giữ bí mật.
Chiếc ghế đắt nhất thế giới có thiết kế như cách hoa đang bung ra, được làm từ da bọc nệm màu nâu và đóng khung trong gỗ điêu khắc. Đặc biệt, phần tay vịn bằng gỗ được sơn mài với hai hình rồng serpentine đan xen. Chiếc ghế được làm từ da nâu nguyên chất thêm vào khung gỗ để hoàn thiện và được xem như là biểu tượng của sự hoàn hảo.
Loại cây sống lâu nhất thế giới, thọ 80.000 tuổi: Là 'sinh vật' nặng nhất còn tồn tại, tới 6.600 tấn
Trên thế giới có một loại cây vô cùng đặc biệt khi có tuổi thọ được cho rằng ít nhất đã đến 80.000 năm tuổi và có khối lượng khổng lồ.