Tài chính

VinID của ông Phạm Nhật Vượng nắm lợi thế áp đảo các ông lớn trên thị trường 27 ví điện tử?

Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận thông tin về việc cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử VinID của công ty cổ phần VinID. Như vậy, VinID của ông Phạm Nhật Vượng đã bước vào cuộc đua lĩnh vực ví điện tử ở Việt Nam với 26 đối thủ khác. Sự tham gia của VinID lại càng khiến thị trường này sôi động hơn bao giờ hết.

 

Tình trạng chung của các ví điện tử ở thị trường Việt Nam

 

Hiện nay, 31 doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và 27 ví điện tử được cấp phép. Trong đó, chỉ có 5 ông lớn nắm giữ  90% thị phần là: Momo, Zalo Pay, Air Pay, Viettel Pay, GrabPay by Moca.

Trong số đó, rất nhiều ông lớn mới chỉ thành lập và hoạt động một vài năm trở lại đây. Việc ra sớm hay muộn không ảnh hưởng đến khả năng chiếm lĩnh thị phần mà điều đó tùy thuộc vào khả năng chịu chi của mỗi “ông lớn”. Tình trạng chung của các ví điện tử có lợi nhuận rất thấp và đa phần chịu lỗ.

 

vin-id

 

Điển hình như Zion (đơn vị thành viên của VNG )– công ty sở hữu Zalo Pay đã báo lỗ lũy kế hơn 133 tỷ đồng sau 2 năm ra mắt ví điện tử. Ngay đến cả Momo - ví điện tử đang có lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam cũng lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng đến cuối năm 2018.

Mặc dù báo lỗ như các ví điện tử vẫn đang thu hút đầu tư với những thương vụ rót vốn trong vòng 1 năm như: Warburg Pincus (Mỹ) rót cả trăm triệu USD vào Momo; Grab hợp tác với Moca, Be Group hợp tác với VPBank cho ra mắt beFinancial,…

 

Lợi thế của VinID

 

Yếu tố quyết định cho một cuộc đua đường dài trong lĩnh vực ví điện tử chính là tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Vậy VinID có lợi thế gì trong cuộc đua này?

Lợi thế đầu tiên mà VinID có được chính là ông trùm Vingroup sở hữu 80% vốn cổ phần với vốn điều lệ lên tới 3.000 tỷ đồng ngay từ khi thành lập. VinID cũng mạnh tay chịu chi khi cho ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, hoàn tiền, tích điểm…để thu hút người dùng, không kém gì Momo, Grab,…

Lợi thế thứ hai khiến VinID trở nên đáng gờm là lượng khách hàng đến từ hệ sinh thái khổng lồ của Vingroup từ y tế, giáo dục, ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm, tiêu dùng, nghỉ dưỡng. Điều này sẽ giúp VinID nhanh chóng có được lượng người sử dụng cực lớn mà không mất quá nhiều thời gian và kinh phí để truyền thông. Hiện nay, VinID hiện có 8 triệu khách hàng từ hệ sinh thái của Vingroup - một con số khổng lồ mà các ông lớn phải mất nhiều năm mới tiếp cận được.

Bằng chứng là trước VinID, hệ sinh thái riêng đã giúp một số ví điện tử nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.

Điểm khác biệt lớn nhất của VinID là chưa cần sự tham gia của nhà đầu tư ngoại trong khi các ví điện tử khác phải khó khăn để vốn trong nước và phải tìm đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Việc phát triển ví điện tử cũng là một điều tất yếu sau khi phát triển hệ sinh thái lớn như hiện nay.

Chưa nói đến là việc nhiều ví điện tử nổi trội hiện nay hiện nay có sở hữu khá cao của nước ngoài từ 30% đến hơn 90%. Trong khi đó, dự thảo của NHNN, room ngoại tham gia vào các doanh nghiệp Fintech sẽ bị giới hạn với mức dự kiến ban đầu là 30% hoặc 49%. Nếu dự thảo được thông qua, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn để huy động vốn cũng như duy trì thế cạnh tranh trên thị trường ví điện tử đầy khốc liệt.

Tag:

vinid