Đời sống

Nhân tướng lạ của vị vua xây dựng Chùa Một Cột: Có 7 nốt ruồi sau gáy, mang điềm báo nối ngôi từ nhỏ

Nhân tướng lạ của vị vua xây dựng Chùa Một Cột: Có 7 nốt ruồi sau gáy, mang điềm báo nối ngôi từ nhỏ

Lý Thái Tông là vị vua thứ 2 trong triều đại nhà Lý của lịch sử Việt Nam với 26 năm trị vì (1028–1054). Ông là 1 vị vua nổi tiếng được đánh giá là 1 trong những vị vua xuất chúng nhất trong lịch sử khi thời đại của ông được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của Nhà Lý. 

Ông cũng chính là người cho xây dựng chùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột vào năm 1049.

Lý Thái Tông có tên húy Phật Mã, sinh năm Canh Tý (1000) ở  chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Ông chính là con trai trưởng của Vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân (con gái của Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) và Dương Vân Nga).

Có lẽ, nhiều người Việt Nam đều biết rằng Lý Thái Tông là 1 vị vua vừa tài giỏi vừa đức độ. Tuy nhiên, những thông tin thú vị về tướng mạo của vị vua này có lẽ ít ai biết. 

Theo tài liệu của Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia, Lý Thái Tông ngay từ khi sinh ra đã mang tướng lạ. Đặc biệt sau gáy có 7 cái nốt ruồi tụ lại như chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu). Đây chính là điềm báo về việc nối ngôi thiên tử.

Tượng vua Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế 

Theo đó, tương truyền ngay từ khi lọt lòng, Lý Phật Mã đã có những dấu hiệu lạ. Khi chơi đùa cùng với trẻ con trong cung, ông thường bắt chúng dàn hàng  tả hữu trước sau để làm quân hầu hộ vệ cho mình. Đáng nói, ông từng cho 1 vị đạo sĩ cái áo. Khi đạo sĩ treo cái áo trong quán thì nửa đêm thấy rồng vàng hiện ra và duy tâm cho rằng đây là  lời "sấm truyền" cho một đế vương.

Phật Mã được vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) rất chú tâm và có ý nuôi dạy ông kế vị. Lý Phật Mã đã được lập làm Đông cung Thái tử lúc mới 13 tuổi (vào năm 1012) sau đó được phong làm Khai Thiện Vương, nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và lập được công lớn.

Chính vì thế mà Phật Mã được nhiều triều thần cũng như thần dân lúc bấy giờ tôn kính. Khi vua cha mất vào năm 1028, Lý Phật Mã lên ngôi.

 “Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông" - là những gì mà Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhận xét về vua Lý Thái Tông.

Với thời gian 30 năm tính cả việc chinh chiến và trị quốc, Lý Thái Tông đã củng cố nền cai trị của nhà Lý. Không những chống lại nguy cơ chia cắt, bạo loạn, xâm lấn, ông còn có tài thu phục lòng dân, khiến nước Đại Cồ Việt trở nên vững mạnh.

 

Không chọn tướng Trung Hoa, Vua Minh Mạng lựa 6 vị tướng Việt Nam huyền thoại nào để thờ ở Võ Miếu?

Vua Minh Mạng cùng với triều thần đã từng chọn ra 6 vị tướng kiệt xuất trong nghìn năm sử Việt đề thờ tại Võ Miếu ở kinh đô Phú Xuân (Huế). Liệu có phải ai cũng biết 6 vị tướng này là ai?