Quần đảo du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Việt Nam: Có mộ anh hùng Võ Thị Sáu, từng thuộc TP.HCM
Theo đó, Côn Đảo là tên 1 quần đảo ngoài khơi thuộc địa phận của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 185 km, cách TP.HCM 230km, cách Cần Thơ khoảng 83 km. Côn Đảo còn từng được biết đến với cái tên là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn (theo sử Việt trước thế kỷ 20), tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.
Đáng nói, ít ai biết tên gọi Côn Đảo có nguồn gốc từ chữ "Pulau Kundur" từ Mã Lai với ý nghĩa là Hòn Bí, được người châu u phiên âm là "Poulo Condor". Sử Việt gọi Côn Đảo là đảo Côn Lôn có thể từ "Kundur" mà ra. Đảo có tên tiếng Miên là "Koh Tralach".
Với vị trí thuận lợi khi nằm trên đường hàng hải nối liền Âu- Á vì thế mà Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm. Đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Italy - Marco Polo vào năm 1294 đã dạt vào trú tại Côn Đạo sau khi bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc trên đường từ Trung Quốc. Nhiều đoàn du hành của Châu Âu cũng đã ghé thăm Côn Đảo vào 15, 16. Đến thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 khi các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông thì các công ty của Anh, Pháp nhiều lần cho người tới Côn Đảo điều tra với mục đích dò xét tình hình mọi mặt với dụng ý xâm chiếm Côn Đảo.
Đến năm 1977, Quốc hội nước ta đã quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo đồng thời xác định đây là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước thời điểm này, Côn Đảo có các tên gọi là Côn Lôn, Côn Nôn, Côn Sơn hoặc Phú Hải.
Đáng nói, Quần đảo Côn Lôn từng thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đó đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý. Vào năm 1882, tổng thống Pháp Jules Grévy đã ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ. Khi chính quyền Ngô Đình Diệm duy trì chế độ nhà tù của Pháp tại đây vào tháng 9/1954 và đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Paris được ký, quần đảo này lại bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đổi tên thành Phú Hải đồng thời các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú. Khi quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp quản Côn Đảo vào ngày 1/5/1975, Côn Đảo từng xem là 1 tỉnh. Đến tháng 9/1976 chuyển thành huyện Côn Đảo thuộc TP HCM. Đến 1/1977, huyện Côn Đảo lại được chuyển sang tỉnh Hậu Giang quản lý. Côn Đảo trở thành quận và thuộc đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo vào 2 năm sau. Côn Đảo là huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 10/1991 đến nay.
Nhiều người có thể dễ nhầm Côn Đảo là 1 đảo nhưng đây đúng là là 1 quần đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76 km2. Đảo lớn nhất ở đây là Côn Sơn hay còn gọi là Phú Hải, Côn Đảo với điện tích rộng 51,52 km2 - đây chính là nơi du khách thường ghé tham quan, nghỉ ngơi.
Côn Đảo có Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo - nơi có mộ Chị Võ Thị Sáu, Nhà Tù Côn Đảo... vì vậy nơi đây trở thành quần đảo du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Việt Nam.
Không phải là Nhà Hát Lớn, Hà Nội có nhà hát hiện đại nhất Việt Nam: Dân thủ đô chưa chắc đã biết!
Hà Nội mới có thêm 1 nhà hát hiện đại nhất Việt Nam, tuy nhiên người thủ đô không phải ai cũng biết đến thông tin này.