Đời sống

Nhà tiên tri số 1 lịch sử Việt Nam: Đoán được tên nước ta trước 500 năm, để lại 487 câu 'sấm truyền'

Nhà tiên tri số 1 lịch sử Việt Nam: Đoán được tên nước ta trước 500 năm, để lại 487 câu 'sấm truyền'

Khi nhắc đến những thiên tài tiên tri trong lịch sử trên toàn thế giới, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bà Vanga (nhà tiên tri mù nổi tiếng thế giới người Bulgaria), Nostradamus (Nhà tiên tri lỗi lạc người Pháp thế kỷ 1), hay ở châu Á thì có Gia Cát Lượng (Trung Quốc)…

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng trong lịch sử Việt Nam cũng có 1 nhà tiên tri lỗi lạc được ghi nhận và lưu truyền sử sách. Nhân vật này chính là "Nhà giáo được dân gian suy tôn là tiên tri số 1 Việt Nam" - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Theo đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là 1 trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử cũng như văn hóa Việt nam ở thế kỷ 16. Không chỉ nổi tiếng với đạo đức, tài thơ văn, nhà giáo nổi tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được dân gian truyền tục và suy tôn như là nhà tiên tri số 1 của Việt Nam. "An Nam lý số hữu Trình tuyền" là danh xưng mà Người Trung Hoa dành cho ông.

Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đỗ trạng nguyên năm 44 tuổi, làm quân sư cho vua Mạc Thái Tông 

Ông không vội tham gia khoa cử khi sống trong thời đại nhiều biến cố. Cho đến mãi năm 1535 - lúc thời Mạc Thái Tông thịnh trị nhất thì ông mới thi và đỗ Trạng Nguyên (lúc đó ông 44 tuổi). Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Đông các hiệu thử, rồi giữ các chức Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ lại kiêm Đông các Đại học sĩ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần khi Mạc Hiển Tông lên ngôi vua nhưng nhà vua không chấp nhận. Vào năm 1542, ông đã từ bỏ chức quan và về quê dạy học. Tuy nhiên sau đó 2 năm, vua Mạc lại mời ông ra là quan và phong tước Trình Nguyên Hầu rồi thăng chức cho ông là Thượng thư bộ Lại Pháp phó, tước Trình Quốc Công. Đây cũng lý do mà người đời gọi ông là Trạng Trình.

Ông được vua Mạc Thái Tông xem là “quân sư” vì đảm nhận nhiều việc triều chính như bàn quốc sự, theo vua dẹp loạn. Sách Lịch triều hiến chương loại chí có đoạn: “Vua Mạc tôn như bậc thầy, khi trong nước có việc quan trọng vẫn sai sứ đến hỏi ông. Có lúc còn triệu ông về kinh để hỏi mưu lớn, ông học rộng, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc việc gì cũng biết trước”.

“Nhà tiên tri số 1” trong lịch sử Việt Nam với hàng trăm câu 'sấm truyền'

Người đời cũng xem ông là “nhà tiên tri số 1” trong lịch sử Việt. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế 478 câu sấm với tuổi đời trên 500 năm, được gọi chung là “Sấm Trạng Trình”. 

Đáng nói là đã có rất nhiều câu ghi trong “Sấm Trạng Trình” đã ứng với sự kiện lịch sử Việt Nam cũng như trên thế giới đã xảy ra trong suốt hơn 500 năm qua. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên trong lịch sử nước ta nhắc đến hai chữ  Việt Nam thông qua câu sấm “Việt Nam khởi tổ gây nên”.

 Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam thông qua câu sấm “Việt Nam khởi tổ gây nên”. Trong khi đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống dưới thời tên nước là Đại Việt, 300 năm sau mới đổi thành Nam Việt và sau đó là Việt Nam. 

Nhiều nhà nghiên cứu còn nhận định rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử nước nhà có tầm nhìn chiến lược về chủ quyền đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ 16. Bên cạnh câu "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân" (nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được), Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có lời tiên tri rằng  "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình". Đây đều là những lời sấm truyền được ghi trong Bạch Vân Am Thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm với bài thơ Cự Ngao Đới Sơn.

 "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình" - những câu thơ thể hiện góc nhìn đại cục thiên hạ ngàn năm, Trạng Trình đã khuyên các thế hệ Việt nam phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình và thịnh trị muôn đời.

Người dân Việt Nam luôn tôn kính và đầy tự hào khi nhắc về Nguyễn Bỉnh Khiêm một nhân vật đã đóng góp trí tuệ cho nền văn hiến đặc biệt là quan tâm đến đời sống nhân dân qua việc khuyên các vị vua chúa, vương quyền tránh gây ra cảnh đổ máu vô ích trong những âm mưu chiếm đoạt quyền vị.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ hay còn được gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn - 1 trong 3 vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài. Tại Tòa Thánh Tây Ninh đang lưu thời bức tranh Tam Thánh ký hòa vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.

 

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội: Không phải người Việt Nam, tên được đặt cho phố

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội là một nhà bác học vô cùng vĩ đại người Pháp.