Đời sống

Người phụ nữ Việt Nam duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định Paris: Là cháu của Phan Châu Trinh

Người phụ nữ Việt Nam duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định Paris: Là cháu của Phan Châu Trinh

Bà Nguyễn Thị Bình được xem là một huyền thoại sống của Việt Nam với tài năng, sức ảnh hưởng và đóng góp cho lịch sử dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Bình sinh năm 1927 có tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, bà sinh tại Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Cha của bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, nguyên quán ở Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ của bà là Phan Thị Châu Lan, con gái của cụ Phan Châu Trinh - một trong những chí sĩ tiêu biểu nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Với tư cách là là đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cuối năm 1968, bà Nguyễn Thị Bình đã lên đường đến Paris để dự dự hội nghị bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam.

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập (6/6/1969). Sau đó bà Nguyễn Thị Bình được giao làm Bộ trưởng Ngoại giao, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. 

Hiệp định Paris (gồm 4 bên là Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa) chính thức ký vào ngày 27-01-1973 sau gần 5 năm đàm phán. Bà Nguyễn Thị Bình chính là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định này với vai trò là 1 trong  những người đại diện các bên ký. Có thể nói, đây chính là một chiến thắng ngoại giao mang tính lịch sử của dân tộc ta trong đó không thể nhắc đến sự đóng góp của bà Nguyễn Thị Bình. 

Trong suốt gần 5 năm diễn ra cuộc đàm phán ở Pari, hình ảnh của  "madam Bình" (tên mà các nhà báo phương Tây gọi bà khi đó) được báo giới quốc tế vô cùng ấn tượng. Hình ảnh 1 người phụ nữ nhỏ nhắn đến từ vùng đất  đầy khói lửa chiến tranh nhưng lại mang phong cách giao tiếp lịch lãm, sang trọng và nét mặt và nụ cười luôn cởi mở khiến cả thế giới phải nể phục vì những lời phát biểu đầy thuyết phục, thông minh, khi thì rắn rỏi khi thì ví von dí dỏm…

Sau thời gian làm Bộ trưởng Ngoại giao (bà cũng là nữ bộ trưởng Ngoại Giao đầu tiên của Việt Nam), từ 7/1976 bà Nguyễn Thị Bình trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục sau đó là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992). 

Bà Nguyễn Thị Bình được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX. Sau đó bà giữ chức vụ này trong 10 năm (1992-2002). Sau bà Nguyễn Thị Định - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Bình là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ.

Bà nghỉ hưu vào năm 2022 và sau đó làm bà làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Bà cũng đồng thời là người thành lập và giữ vai trò Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam vào năm 2003. Bên cạnh đó, bà  cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (kể thời điểm hội này được thành lập vào tháng 1/2004).

 

Nhà thơ Việt Nam từng được đề cử giải Nobel Văn học: Được xem là 'Thi bá', cùng thời với Xuân Diệu

Vào năm 1972, một nhà thơ của Việt Nam đã được đề cử giải Nobel Văn học. Ông được mệnh danh là "Thi bá Việt Nam".