Mỏ sắt Việt Nam có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á: 'Kho báu' 544 triệu tấn chưa khai thác
Quặng sắt bao gồm các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá quý, nằm sâu dưới lòng đất và được khai thác trực tiếp từ các hầm mỏ khoáng sản. Sau khi khai thác, bằng phương pháp đặc thù, người ta có thể tách sắt ra khỏi đá và khoáng vật. Có tới gần 98% quặng sắt được khai thác sẽ được sử dụng vào sản xuất thép. Mỏ quặng sắt luôn được đầu tư và tìm kiếm để khai thác vì sự quan trọng và quý giá của chúng.
Thậm chí, tình hình dự trữ và khai thác quặng sắt có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế trên toàn thế giới. Vì vậy mà không quá để nói rằng nơi nào có quặng sắt thì không khác gì đang nắm tay ‘mỏ vàng’ hay ‘kho báu’.
Trải dài từ miền Bắc đến miền Trung Việt Nam có hơn 216 mỏ và điểm quặng sắt với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn và tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Tĩnh,… Tuy vậy, phần lớn các mỏ quặng ở nước có quy mô nhỏ và nằm sâu dưới lòng đất, gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác. Hiện nay, trữ lượng quặng sắt đã được thăm dò và đang khai thác khoảng hơn 761 triệu tấn.
Trong đó, mỏ quặng sắt có trữ lượng lớn nhất Việt Nam hiện nay là Mỏ sắt Thạch Khê ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, đây được đánh giá là mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á. Mỏ sắt lớn nhất Việt Nam này nằm trên địa bàn 5 xã ven biển của huyện Thạch Hà gồm: Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc.
Vào năm 2008, dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư được triển khai với vốn đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng và vòng đời khai thác hơn 50 năm. Dự án này có kỳ vọng sẽ giúp mang đến việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương đồng thời đáp ứng được nhu cầu tinh quặng sắt chất lượng cao và giá rẻ cho ngành luyện kim trong nước. Tuy nhiên, đến tháng tháng 11/2011 dự án này đã phải tạm dừng vì gặp vướng mắc về huy động và góp vốn.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện có 13 mỏ quặng sắt đạt trữ lượng lớn hơn 1 triệu tấn và có 6 mỏ có khả thi khai thác bao gồm: mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), vùng mỏ Trại Cau và Tiến Bộ (Thái Nguyên), mỏ Ngườm Cháng và Nà Lũng (Cao Bằng) và mỏ Quý Xa (Lào Cai).
Dòng sông sở hữu chuỗi thủy điện 'khủng' nhất Đông Nam Á: Có 3 thủy điện lớn nhất Việt Nam
Đây là dòng sông được mệnh danh là 'dòng sông ánh sáng' và là nơi có nguồn thủy điện lớn nhất cả nước với tổng công suất lên tới hơn 6.000 MW.