Đời sống

Không phải là Nhà Hát Lớn, Hà Nội có nhà hát hiện đại nhất Việt Nam: Dân thủ đô chưa chắc đã biết!

Hiện nay, Hà Nội hiện có khoảng 20 nhà hát do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý. Khi nhắc đến nhà hát ở Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Nhà Hát Lớn Hà Nội. Tuy nhiên liệu có phải ai cũng biết đến nhà hát hiện đại nhất Việt Nam vừa mới được xây dựng ở Hà Nội.

Cụ thể, Nhà hát Hồ Gươm do Bộ Công an và UBND thành phố xây dựng đã khánh thành sáng 9/7, sau 22 tháng thi công. Đây là công trình toạ lạc tại khu đất hơn 5.000 m2, tại 40-40A Hàng Bài thuộc quận Hoàn Kiếm. Nhà Hát này gồm sản lớn, sảnh nhỏ đón khách, khu vực hậu trường, hầm để xe, phòng nghỉ giải lao cho đến không gian đa năng…

Đây cũng chính là nhà hát đầu tiên ở Việt Nam có loạt máy móc thiết bị đạt quốc tế, có thể đáp ứng đa dạng yêu cầu trình diễn của nhiều loại hình nghệ thuật, từ opera, nhạc giao hưởng, nhạc kịch,biểu diễn âm nhạc hiện đại, hội thảo, show truyền hình... Khán phòng lớn có sức chứa tới 900 khách và khán phòng nhỏ 500 khách. Nhà thầu từng thi công hệ thống âm thanh, thiết bị sân khấu cho Nhà hát Metropolitan Opera (Mỹ) (thuộc top 10 nhà hát nổi tiếng nhất thế giới) đã lắp đặt hệ thống ánh sáng cho nhà hát Hồ Gương. 

Hệ thống sân khấu chính ở nhà hát Hồ Gươm có thể nâng hạ thành sân khấu rộng với sức chứa lên tới 90 nhạc câu. Với hệ sàn nâng có thể trượt xuống để tạo ra hố nhạc - nơi biểu diễn cho các nhạc công, khiến khán giả không bị ảnh hưởng tầm nhìn.

Đáng nói,  52 cột đá (mỗi cột cao 18m), được đưa về từ Tây Ban Nha đã làm nên kiến trúc nổi bật của nhà Hát, thêm vào đó những chi tiết phù điêu tinh xảo trên tường cũng rất đậm chất Việt Nam như trống đồng Đông Sơn, hoa văn chim hạc, nhạc cụ dân tộc hay các hình ảnh rùa vàng trao kiếm…

Nhà hát Hồ Gươm cách Nhà hát lớn Hà Nội khoảng 1,2 km và được kỳ vọng kết nối với các công trình văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan kiến trúc để tạo thành quần thể văn hóa nghệ thuật, vui chơi, giải trí quanh hồ Hoàn Kiếm, góp phần quảng bá văn hoá du lịch thủ đô.

Đây sẽ là địa điểm giao lưu văn hoá, nghệ thuật trong và ngoài nước cũng như là nơi chào đón các đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ quốc tế. 

 

 

Vị cố GS giữ vị trí đứng đầu Bộ Giáo dục lâu nhất Việt Nam, được đặt tên đường ở Hà Nội và TP.HCM

Với 28 năm 350 ngày giữ chức, đây là vị Giáo Sư giữ chức bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lâu nhất từ trước đến nay.