Đời sống

1 cảng Việt Nam 'chễm chệ' trong top nhóm cảng biển lớn trên thế giới, vượt nhiều cảng ở Nhật Bản

1 cảng Việt Nam 'chễm chệ' trong top nhóm cảng biển lớn trên thế giới, vượt nhiều cảng ở Nhật Bản

Với lợi thế là nước có tỷ lệ chiều dài bờ biển so với đất liền liền thuộc loại cao trên thế giới khi trung bình cứ 100km2 đất liền thì có 1 km bờ biển, Việt Nam có hệ thống cảng biển vô cùng phát triển và được mở rộng trong nhiều năm qua! Hệ thống cảng biển đóng vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu cũng như tạo động lực phát triển cho kinh tế xã hội của đất nước.

Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg, ngày 8/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam có danh mục 34 cảng biển Việt Nam, trong đó có 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

Việt Nam có 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển Việt Nam loại II gồm, 14 cảng biển loại III. 

1 số cảng lớn tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như: Cảng Hải Phòng,Cảng Vũng Tàu, Cảng biển TPHCM, Cảng Quy Nhơn…

Vào năm 2022, tạp chí hàng hải Lloyd’s List (Vương quốc Anh) đã công bố bảng xếp hạng 100 cảng container năm 2022 có lưu lượng hàng hóa qua cảng lớn nhất thế giới. Đáng nói, có 3 cái tên đại diện của Việt Nam xuất hiện trong danh sách này đó là cảng Hải Phòng, TPHCM và Cái Mép. Theo đó trong bảng xếp hạng này, cảng biển Hải Phòng giữ vị trí thứ 38  (tăng trưởng khoảng 10,8%)  hàng hóa năm 2021, cảng Cái Mép đứng vị trí 32 vớ 5,32 triệu Teu (tăng 22%), Cảng TP Hồ Chí Minh xếp thứ 22 trong d danh sách với sản lượng thông qua là 7,9 triệu Teu trong năm 2021.

Cảng Hải Phòng

Mới đây nhất, World Bank và S&P Global Market Intelligence đã công bố chỉ số hoạt động cảng container cho 348 cảng container trên toàn thế giới (CPPI).

Đáng nói,  cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã dành vị trí ấn tượng đó là thứ 12, thậm chí còn cao hơn 1 số cảng biển lớn như Singapore (vị trí thứ 18), Yokohama - Nhật Bản (vị trí thứ 15), Busan - Hàn Quốc (thứ 22).

Cảng TP.HCM

Với sản lượng hàng hàng container thông qua đạt hơn 4 triệu Teu/năm, cụm cảng Cái Mép được xếp vào nhóm cảng biển lớn trên thế giới. Cụm cảng này vẫn duy trì vị trí thứ 13 (theo cách tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó).

Bên cạnh đó, loạt cảng của Việt Nam cũng lọt vào danh sách này bao gồm: Cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng); Cảng Sài Gòn (TP. HCM); Cảng Hải Phòng (Hải Phòng); Cảng Quy Nhơn (Bình Định) và Cảng Chu Lai (Quảng Nam).

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép 

Trước đó vào năm 2021, 4 cảng biển của Việt Nam đã lọt vào  bảng xếp hạng Chỉ số hoạt động cảng container. Cảng Cái Mép đứng vị trí thứ 13 với 148,4 điểm, tiếp theo là  cảng Vũng Tàu xếp thứ 37 với 100,9 điểm, cảng Hải Phòng xếp vị trí thứ 63 với 67,1 điểm, cảng Cát Lái xếp vị trí 145 với 19,8 điểm.

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép có sức chứa  trên 12.500 TEU

Teu: Đơn vị tương đương 20 feet hay TEU, teu là một đơn vị đo sức chứa hàng hóa không chính xác, thường được sử dụng để mô tả khả năng chứa của một tàu container hoặc bến container.

 

Cây cầu rộng nhất Việt Nam nằm ở cửa ngõ Hà Nội: Chuẩn bị thông xe làn đường ngàn tỷ trước dịp 2/9

Cây cầu rộng nhất Việt Nam chuẩn bị hoàn thiện xong giai đoạn 2 chuẩn bị thông xe với diện mạo mới trước 2/9 năm nay.