Đời sống

Việt Nam sở hữu loại gỗ 'đắt như kim cương': Được liệt vào sách đỏ, trăm năm mới mọc ra được 10cm

Việt Nam sở hữu loại gỗ 'đắt như kim cương': Được liệt vào sách đỏ, trăm năm mới mọc ra được 10cm

Độc đáo loài cây bản địa Việt Nam trăm năm mới cao 1 tấc 


Cây giáng hương hay còn có nhiều tên gọi khác là Dáng hương hoặc gỗ Hương là một loại gỗ quý, thuộc họ Đậu, có tên khoa học là Pterocarpus macarocarpus. Cây phân bố ít ỏi ở một số quốc gia như Việt Nam, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. 
Tại Việt Nam,đây là giống cây bản địa có thể tìm thấy ở nhiều tỉnh như:  Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắk Lắk (Đắk Mil), Khánh Hòa (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa), Phú Yên (Sơn Hoà), Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. 

screenshot-1679-1690027739.jpg
 

Được biết, những đặc điểm của gỗ giáng hương vô cùng độc đáo và khác biệt. Cụ thể, cây thuộc thân gỗ to, có độ cao khoảng từ 15-25m, gốc có bạnh, thân thẳng, vỏ màu nâu xám, bong thành mảng hay nứt dọc. Ngoài ra, giáng hương sở hữu mùi thơm nhẹ nhàng, quyến rũ, dễ dàng lưu lại trên tay. Nhựa của cây có màu đỏ tươi, thân gỗ là những thớ vân chắc nịch.

Mặc dù có thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt cũng như thích nghi dễ dàng với sự thay đổi của môi trường thế nhưng tốc độ sinh trưởng của gỗ giáng hương rất chậm. Từ xa xưa, ông bà ta đã tương truyền loại gỗ này trăm năm chỉ cao một tấc, trong khi năm tấc thì mới có thể sử dụng được. 

Bên cạnh việc là nguyên liệu quý giá cho việc sử dụng trong nội thất, cây giáng hương còn được nhắc đến với những ứng dụng làm thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Với sự khan hiếm, khó tìm trên thị trường, mới đây Việt Nam đã được xếp giáng hương vào loại cây gỗ quý thuộc nhóm I - danh mục cấm khai thác từ năm 1992, đồng thời nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). 

screenshot-1678-1690027738.jpg
 


Lý do gì khiến gỗ nu hương lại đắt ngang “kim cương”?


Phàm những gì quý hiếm đều vô cùng đắt đỏ, gỗ giáng hương cũng vậy. Để bảo tồn giống cây có một không hai này đất nước ta đã được xếp vào nhóm I - nghĩa là cấm người dân khai thác dưới bất kỳ hình thức nào. 

Hơn nữa, lật lại lịch sử ghi chép, từ thời xa xưa giá của gỗ giáng hương đã luôn cao hơn gỗ Hoàng hoa lê hay còn gọi là (gỗ sưa). Bởi giáng hương sở hữu những đặc tính vượt trội như màu sắc đẹp, kết cấu độc đáo, nhờ tốc độ phát triển chậm, gỗ giáng hương rất nặng và chắc, độ cứng đứng đầu trong các loại gỗ. Vì vậy, nếu gỗ giáng hương có giá 1 đồng bạc/kg, thì gỗ Hoàng hoa lê (bao gồm cả Hoàng hoa lê Hải Nam) chỉ có giá 4 xu. 

screenshot-1680-1690027738.jpg
 


Đặc biệt, phần dị dạng nhất trên thân gỗ giáng hương lại được xem là đáng giá nhất. Nó được hình thành do những tác động vật lý (hoặc bị công trùng/vi sinh vật tấn công) vào thân cây trong quá trình sinh trưởng gây nên. 

Khi phải chịu những tổn thương này, cây giáng hương sẽ tỏa ra cơ chế “bồi dưỡng” chỗ bị thương bằng các chất dinh dưỡng, làm cho vị trí đó phát triển khác thường, thậm chí dị dạng so với những nơi khác trên thân cây, đôi lúc trông như một "cục bướu". 

screenshot-1681-1690027739.jpg
 


Phần đó thường được gọi là gỗ nu (hay gỗ nu hương) và sẽ có đường kính lớn hơn thân cây chủ. Hơn nữa, theo một số chuyên gia phong thủy, vì sinh trưởng lên đến hàng nghìn năm, loài cây này vốn dĩ đã tích tụ linh khí của núi rừng, bởi vậy nếu muốn sở hữu nó, bạn cũng phải là người hợp mệnh, hợp duyên thì mới tôn vinh đúng được giá trị của báu vật này. Quả thực không ngoa khi ví von loại gỗ nu hương này đắt sánh ngang với kim cương.  

 

Tin nóng 22/7: Tranh nhau 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới của Việt Nam; Người đàn ông trăng hoa nhất

Tin nóng ngày 22/7 nổi bật với các thông tin như: Người đàn ông trăng hoa bậc nhất: 9 lần cưới vợ chấn động thậm chí cưới cả bạn học con gái làm vợ; 'Kho báu' lớn thứ 2 thế giới của Việt Nam chuẩn bị được khai thác: Loạt ông trùm tranh nhau xếp hàng