Đời sống

Danh tính 'mẹ đẻ' của Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm trên đảo Trường Sa Lớn: Cả thế giới có thể nhìn được

Danh tính 'mẹ đẻ' của Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm trên đảo Trường Sa Lớn: Cả thế giới có thể nhìn được

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý… Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi ta cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày.”

Cho tới ngày nay, lời dạy của Bác Hồ kính yêu vẫn in sâu trong tâm trí của bất kỳ người dân Việt Nam.

Với tình yêu với biển đảo quê hương, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy từ tháng 07 năm 2011 đã đưa ra ý tưởng “táo bạo” xây dựng quốc kỳ Việt Nam “khổng lồ”  bằng gốm sứ ở đảo Trường Sa Lớn.

screenshot-1388-1689221656.jpg
 

.Tâm niệm của chị là xuất phát từ mong muốn tận dụng không gian thứ năm của công nghệ số để bất kỳ ai khi tìm kiếm trên Google, hay chụp ảnh từ vệ sinh, đi trên máy bay đều có thể nhìn lấy lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của Việt Nam trên đảo Trường Sa.

screenshot-1389-1689221656.jpg
 

Được biết, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cũng chính là tác giả của Con đường gốm sứ ven sông Hồng trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Sau nhiều phiên thảo luận, nhận thấy đây là một công trình ý nghĩa, khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương, đến tháng 12/2011, Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân tạo điều kiện cho đơn vị ra đảo Trường Sa để khảo sát vị trí đặt cờ và tranh gốm.

Trải qua nhiều tháng ròng khảo sát, lên ý tưởng, trở về đất liền, chị Nguyễn Thị Thủy cùng ekip bắt tay vào thực hiện dự án đặc biệt. Từng viên gốm chất liệu mosaic được người họa sĩ tâm huyết chọn lựa. Sau khoảng 1 tháng, những viên gốm được cắt ra và đóng gói cẩn thận trong bao ni lông và thùng gỗ để vận chuyển ra Trường Sa.

screenshot-1390-1689221656.jpg
 

Theo số liệu ghi lại, đã có 94 kiện gốm được chuyển ra đảo, mỗi kiện nặng 30kg. Ngoài ra, các nguyên phụ liệu khác cùng xi măng mang ra Trường Sa tổng cộng khoảng 10 tấn. Vì là công trình được thực hiện trong một môi trường khắc nghiệt bởi vậy chất kết dính mà các họa sĩ sử dụng là xi măng chịu mặn của Bộ Quốc phòng, có độ kết dính và chống muối biển ăn mòn rất cao.

Trải qua muôn vàn gian khó, miệt mài làm việc cả ngày lẫn đâu bất chấp điều kiện thời tiết, khí hậu khó khăn lá cờ bằng gốm được đặt trên nóc tòa nhà trung tâm đảo Trường Sa Lớn hoàn thành vào năm 2012, trong niềm reo vui của cán bộ, chiến sĩ và bà con nhân dân trên đảo. 

screenshot-1391-1689221656.jpg
 

Lá cờ có kích thước 12,4m x 25m, được ghép từ 310.000 viên gốm mosaic. Chất liệu gốm sứ - một chất liệu truyền thống có tính bền vững lâu đời của cha ông chịu được sóng gió Trường Sa, khẳng định chủ quyền ở biển đảo từ trên không. Lá cờ có độ dốc khoảng 5 độ, tàu ở phía xa cũng có thể thấy.

Sau hơn 10 năm, quốc kỳ bằng gốm này không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật mà còn là hình ảnh biểu tượng trên đảo Trường Sa Lớn nói lên chủ quyền thiêng liêng của đất nước. 

 

Việt Nam tự hào nắm giữ loạt kỷ lục về biển đảo: Trường Sa ở giữa huyết mạch quan trọng top thế giới

Với bờ biển dài 3.260 km cùng 3.000 hòn đảo, các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, Việt Nam có những kỷ lục thú vị về biển đảo!