Đời sống

Bí ẩn danh tính vị vua Hùng có hai con rể đều là thánh, nằm trong 'Tứ bất tử' của Việt Nam

Bí ẩn danh tính vị vua Hùng có hai con rể đều là thánh, nằm trong 'Tứ bất tử' của Việt Nam

Không chỉ là vị vua được nhắc đến trong nhiều câu chuyện dân gian, gắn với nhiều huyền thoại của dân tộc Việt, Vua Hùng thứ 18 còn có hai chàng rể “tuyệt phẩm”, là 2 trong 4 vị thánh trong danh sách Tứ bất tử mà người Việt Nam tôn thờ.
Theo sử sách được biên soạn vào thời vua Lê Thánh Tông năm 1470, vua Hùng thứ 18 có hiệu là Hùng Tuyền Vương.

Con gái, con rể đều tài sắc vẹn toàn 


Theo “Ngọc phả Hùng Vương” đến đời vua Hùng thứ 18 lịch số cáo chung, cơ đồ họ Hùng đã đến hồi kết thúc nên vua không sinh được con trai. 
Vì vậy, để cầu phúc, cầu con, Tuyền Vương cùng quần thần cho dựng các điện miếu đồng thời thường xuyên vi hành đến thăm các cung tiên ở Tản Viên, Tam Đảo. Một thời gian sau, Tuyền Vương nằm mơ gặp hai con rắn lớn, cuối cùng hạ sinh được 2 con gái đều xinh đẹp tuyệt trần, phong tư tài mạo tuyệt vời đặt tên là Mỵ Nương Ngọc Hoa và Mỵ Châu Tiên Dung. 

screenshot-1250-1688526682.jpg
 


Chẳng bao lâu, qua thời gian Mỵ Nương Ngọc Hoa đã trở thành một thiếu nữ. Tuyền Vương vì muốn tìm kẻ tuấn kiệt anh hùng nên truyền hịch cho nhân tài khắp bốn phương đến kinh đua tài, ai trúng tuyển sẽ làm rể vua. Từ bốn phương trời, hào kiệt kéo đến đông như mây họp, mỗi người một sức mạnh, tài năng nhưng vua Hùng chưa ưng ai.
Những tưởng đã phải bỏ cuộc, nhưng quá thời hạn dự thi bất ngờ có 2 người bạn đồng học có nhiều thuật pháp thông thiên nhập địa tìm đến, đó là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. 

Vua Hùng nhìn tướng mạo, phong thái đã ưng, bèn đặc cách lên xe đến sông Bạch Hạc cho hai người thi tài. Sơn Tinh là vị thần của rừng, Thủy Tinh là vị thần của biển. Màn tỉ thí cân tài cân sức nên Vua Hùng không biết chọn gả công chúa cho ai, liền giao hẹn: “Ai đem sính lễ đến trước thì trẫm gả cho người ấy”. Thế là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hẹn nhau: “Bọn ta cùng trở về sửa soạn sính lễ, để xem ai là người đến trước?”.

Sơn Tinh nhờ có sự giúp đỡ của Ngọc Hoàng đã kịp thời mang sính lễ gồm voi trắng chín ngà cùng các đồ châu ngọc quý lạ đến vừa đúng giờ Tý (nửa đêm) đã đưa đến trước lầu rồng. Hùng Tuyền Vương bèn gọi công chúa đến báo gả cho Sơn Tinh. Sau hai canh giờ, tức giờ Mão, Thuỷ Tinh mới đến, không cưới được công chúa nên từ đó sinh ra mối thù, mỗi năm đều dâng lũ, nhưng đều bị Sơn Tinh dùng phép thuật ngăn lại, giữ yên trăm họ và mùa màng.

screenshot-1251-1688526682.jpg
 


Còn chuyện kết thân của Mỵ Châu Tiên Dung cũng ly kỳ không kém. Theo ghi chép của Ngọc phả Hùng Vương cho biết nàng được gả cho Chử Đồng Tử (người xã Đa Hòa, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu xứ Sơn Nam). 

Mối nhân duyên tiền định này được nhiều truyện dân gian phác họa như sau: Chử Đồng Tử mồ côi mẹ từ bé, sống với cha là Chử Cù Vân. Nhà nghèo đến nỗi hai cha con phải thay nhau dùng chung một chiếc khố. Sau khi cha mất, chàng đã dành cái khố duy nhất đã dùng để tẩm liệm cho cha. Để kiếm sống, ngày ngày Chử Đồng Tử dầm mình trong nước kiếm cá để bán lấy tiền sinh nhai. 

screenshot-1252-1688526682.jpg
 


Bỗng một ngày nọ, vị công chúa đầu của Tuyền Vương đi thuyền qua, thấy bãi cát đẹp nên lệnh cho thị nữ quây màn để tắm, không ngờ chọn đúng nơi Chử Đồng Tử vùi mình để trốn. Nước làm trôi cát, Tiên Dung sững sờ thấy hiện lên một chàng trai khôi ngô cũng khỏa thân như mình, nàng cho là duyên trời bèn kết làm chồng vợ.
Để không bị vua cha trách phạt, nàng Tiên Dung quyết ở lại cùng Chử Đồng Tử ra ngoài buôn bán, tạo nên một vùng sầm uất. Do tính tình chân thật, trong một lần theo thuyền buôn ra biển, Chử Đồng Tử được tiên ông truyền cho phép lạ, mấy năm sau trở về truyền dạy cho vợ. Hai vợ chồng để lại gia sản cho mọi người, cùng nhau vân du, tiếp tục học đạo thành tiên.


Hai chàng rể Vua Hùng đều thuộc danh sách “Tứ bất tử” 


Trong danh sách 4 vị thánh thiêng luôn được người Việt tôn thờ thì hai chàng rể của Hùng Vương thứ 18 – Sơn Tinh và Chử Đồng Tử đều có mặt. Họ là 2 trong 4 vị thánh bất tử mà dân gian gọi là Tứ bất tử, cùng với Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh. Sơn Tinh chính là Tản Viên Sơn Thánh, tức Đức Thánh Tản, là biểu tượng của ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. Đền thờ ông có ở khắp nơi, trong đó được biết đến nhiều nhất là đền Và ở Sơn Tây, Hà Nội và các ngôi đền trên núi Ba Vì.

screenshot-1253-1688526931.jpg
 

Còn Chử Đồng Tử hay được gọi là Chử Đạo Tổ. Ông là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác, là nhân vật tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu có.
Mặc dù, hiện tại các thông tin về triều đại Hùng Vương không được tìm thấy trong chính sử mà chỉ có trong các truyền thuyết dân gian, trong các tài liệu huyền sử. Tuy nhiên, trong lòng những người dân Việt Nam, các vua Hùng chính là tổ tiên, cũng là đại diện ưu tú của cha Rồng mẹ Tiên, là những vị anh hùng gắn với thời dựng nước. Vì thế, “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 03”. 

Hàng năm, cứ vào ngày 10 tháng 03, đối với người Việt Nam, ngày Giỗ tổ Hùng Vương luôn luôn được xem là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm.

 

Việt Nam sở hữu 'mỏ kim cương' lớn thứ 3 thế giới : Nhiều quốc gia thèm khát mà không được!

Việt Nam đang sở hữu một mỏ khoáng sản vô cùng quý giá, có trữ lượng thuộc top thế giới, có giá trị kinh tế vô cùng lớn!