Thế giới

Tiết lộ hành động bí mật của Trung Quốc sau khi xây xong đập Tam Hiệp: Như muối bỏ bể

 Tiết lộ hành động bí mật của Trung Quốc sau khi xây xong đập Tam Hiệp: Như muối bỏ bể

Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc được xem công trình thủy điện lớn nhất hành tinh.

Hiện tại, con đập này cũng gây ra nhiều tranh cãi khi Trung Quốc đang diễn ra trận lũ lụt lịch sử.

Không phủ nhận rằng siêu đập này đã mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc từ việc kiểm soát dòng lũ hàng năm trên sông Dương Tử đến sản xuất điện năng, thủy lợi, tưới tiêu. Tuy nhiên, đập Tam Hiệp lại bị đánh giá là lợi bất cập hại khi xét về yếu tố môi trường sinh thái.

Ít ai biết rằng sau khi hoàn thiện đập Tam Hiệp vào năm 2009, Trung Quốc đã thả 10.000 con cá giống được tuyển chọn vào hồ chứa nước của đập. Bởi lẽ, đập tam Hiệp ngăn cản sự di chuyển tự nhiên của các loài cá trên sông Dương Tử. Việc xây dựng con đập đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sông Dương Tử. Nhiều loài cá trên sông Dương Tử đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, không ít loài thủy sinh cũng đã biến mất vĩnh viễn.

Hành động thả 10.000 con cá giống vào hồ chứa nước đập Tam Hiệp là một trong những nỗ lực cứu vãn sự cân bằng của hệ sinh thái của dòng sông Dương Tử với mong muốn số cá này sẽ nhanh chóng nhân lên về số lượng.

Tuy nhiên, tác động của đập Tam Hiệp đến dòng sông Dương Tử là quá lớn khi hầu hết các loài cá ở sông Dương Tử không thể phục hồi về số lượng và bị tuyên bố là đã tuyệt chủng.

Theo Reuters, năm Reuters, Trung Quốc đã cam kết chi hơn 140 tỷ USD cho đến năm 2020 để khắc phục hệ quả cho việc xây dựng đập Tam Hiệp tuy nhiên đến cuối năm 2019, một nửa số tiền này vẫn chưa được giải ngân.

Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng kể cả Trung Quốc có chi nhiều tiền hơn nữa thì cũng rất khó để khắc phục tình trạng trên sông Dương Tử.

 

 

Hết sợ vỡ đập Tam Hiệp, Trung Quốc xuất hiện 'đại họa châu chấu', gồng mình với tam tai?

(Techz.vn) Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã xuất hiện dịch châu chấu.