Top quy tắc siêu nghiêm ngặt của Hoàng Gia Anh đã bị xóa bỏ: Bất ngờ về luật thừa kế ngai vàng
Hoàng gia Anh vốn nổi tiếng với những quy tắc vô cùng nghiêm ngặt để đảm bảo tính tôn nghiêm của hoàng tộc. Tuy nhiên, càng về sau, 1 số quy tắc nghiêm khắc đã dẫn được xóa bỏ và dần nới lỏng.
Không trả lời phỏng vấn
Các thành viên hoàng gia Anh trong phần lớn lịch sử hoàng gia Anh đều không trả lời phỏng vấn của giới báo chí để bảo vệ sự riêng tư của cuộc sống hoàng tộc. Tuy nhiên, Công nương Diana là người đầu tiên vi phạm quy tắc này khi có 1 bài trả lời với đài BBC vào năm 1995. Công nương đã chia sẻ những vấn đề hôn nhân không hạnh phúc của mình với Thái tử Charles (bây giờ đã là Vua Charles III) cũng như môi trường căng thẳng ở hoàng gia.
Gần đây, Megan cũng đã gây sốc khi có 1 cuộc phỏng vấn với Oprah Winfrey khi cô cáo buộc các thành viên hoàng gia đã phân biệt chủng tộc.
Quy tắc không được kết hôn với người Công giáo
Vì quốc vương là người đứng đầu của Nhà thờ Anh giáo, thuộc đạo Tin lành nên sắc lệnh năm 1701 đã quy định các thành viên của Hoàng Gia không được kết hôn với người Công giáo. Tuy nhiên nghị định này đã bị hủy bỏ vào năm 2015 vì gặp các vấn đề trong việc thừa kế cũng như tính hợp của các cuộc hôn nhân.
Không thành hôn với người đã ly dị
Quy tắc không thể kết hôn với người đã ly hôn đã gây ra 1 cuộc khủng hoảng khi Vua Edward VIII thoái vị để cưới 1 người Mỹ đã ly hôn vào năm 1936. Đến năm 1950, Công chúa Margaret - em gái của nữ hoàng Elizabeth II tuyên bố đã chia tay với 1 người Đại tá đã ly dị vì tuân thủ quy tắc này.
Tuy nhiên lệnh cấm này đã dần bị phá bỏ khi Vua Charles đã kết hôn với Camilla Parker-Bowles (người phụ nữ đã ly dị). Hay như Hoàng tử Harry cũng đã lấy nữ diễn viên đã ly hôn Meghan Markle.
Một số quy tắc nghiêm ngặt như không được chạm vào người thuộc hoàng gia hay việc nam giới đứng đầu trong hàng thừa kế cũng đã được thay đổi. Đặc biệt là khi vào năm 2015, luật thừa kế được xếp theo tuổi.
Bật mí loạt tên bị cấm đặt cho trẻ em ở các quốc gia: 100% người Việt Nam sẽ cảm thấy may mắn
Nếu bạn sinh ra ở nước Đức, bạn sẽ cấm bị đặt tên là Adolf Hitler. Thậm chí 1 số quốc gia còn cấm trẻ em được đặt tên theo thức ăn.