Đời sống

Không phải cá heo, đây mới là loài vật thông minh nhất đại dương: Não nhiều vết gấp, có siêu trí nhớ

Quả thật, loài vật sở hữu IQ cao nhất đại dương không thuộc về những chú cá heo như mọi người vẫn lầm tưởng. Ngôi vị quán quân này chính xác thuộc về những chú bạch tuộc. 


Bạch tuộc - thiên tài thông minh nhất đại dương


Về phần sinh lý học, Bạch tuộc được xếp vào nhóm động vật không xương sống, thân ngắn, mềm, thuộc bộ Octopoda với 8 xúc tu. Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định bạch tuộc chính là loài có trí thông minh cao hơn tất cả các loại sinh vật biển khác. Thậm chí, cá heo cũng phải ngậm ngùi xếp ở vị trí phía sau.

screenshot-1479-1687610637.jpg
 

Được biết, sở dĩ bạch tuộc giành được ngôi vị này vì chúng sở hữu một hệ thần kinh vô cùng phức tạp. Các nghiên cứu đã chỉ ra, số lượng neuron của bạch tuộc dù chưa là gì với loài người ( khoảng 100 tỉ neuron) nhưng cao gấp nhiều lần so với nhóm động vật thân mềm ( khoảng nửa tỉ neuron). 
Cộng thêm với việc sự phân bổ đặc biệt của những neuron này. Cụ thể, mật độ trong não chính rơi vào ⅓, ⅔ còn lại được phân bổ trong những dây thần kinh ở các xúc tu. Hơn nữa, những xúc tu này rất nhạy bén, quá trình phản xạ của chúng còn có sự tham gia điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.
Quả không ngoa khi không ít người ví von rằng loại động vật này như có 9 não trên cơ thể. Đây cũng chính là nguyên do giải thích tại sao bạch tuộc là loài rất nhạy cảm và phản ứng nhanh. Khi chúng gặp nguy hiểm, mỗi xúc tu như cá thể độc lập, tự hoạt động để bảo vệ cơ thể. 
Điểm qua một số lý do khẳng định bạch tuộc là loài vật có trí thông minh bậc nhất đại dương

Khả năng tư duy, logic

Khi bắt đầu đi nghiên cứu hành vi của bạch tuộc, các nhà chuyên gia đã bắt đầu ngay với việc phân tích việc xử lý con mồi của loài động vật thân mềm này. Cụ thể, theo lẽ thông thường, ví dụ như sư tử hay hổ, báo - những kẻ săn mồi trên mặt đất. Mỗi khi thu về được chiến lợi phẩm, chúng thường đánh chén con mồi ngay khi bắt được. 

screenshot-1482-1687610637.jpg
 


Thế nhưng, bạch tuộc thì ngược lại. Sau khi thu về chiến lợi phẩm. Bạch tuộc làm việc theo tuần tự. Đầu tiên phải mang con mồi về tận hang. Sau đó, tạo nên một hàng rào phòng bị bằng việc đặt những hòn đá án ngữ trước cửa hang. Kế tiếp đó, kiểm tra tính an toàn rồi mời tiến hành “đánh chén”. Xong xuôi mọi việc, chúng có thể yên tâm chợp mắt lấy sức cho buổi đi săn tiếp theo.
Theo các nhà khoa học, đây chính là một minh chứng rõ ràng cho việc bạch tuộc là một loài làm việc rất logic, tuân thủ theo các trình tự, và đặc biệt là chúng có khả năng tư duy. 


Biết cách bảo vệ bản thân 


Không chỉ biết dùng đá xây hàng rào bảo vệ trước cửa hang, bạch tuộc còn tận dụng những đồ vật xung quanh mình để bảo vệ bản thân. Cụ thể là vỏ dừa. Bước đầu, chúng sẽ tìm kiếm những chiếc vỏ dừa ở dưới cát, làm sạch và mang theo người. 
Khi mang theo, 2 chiếc vỏ dừa được bạch tuộc thiết kế giống như hai cái cánh để  trong lúc nguy cấp của thể tự duy xuống cát hoặc ngụy trang khi đối diện với kẻ thù.
Ngụy trang đạt mức "thượng thừa"
Nếu phải dành một từ nào để miêu tả trình độ ngụy trang của bạch tuộc thì có lẽ đó là từ bậc thầy. Không chỉ dừng lại ở việc thay đổi sắc tố da để cơ thể có màu sắc giống với khung cảnh xung quanh mà loài động vật này còn biến biến hóa mình thành những loài động vật khác.
Biết sử dụng chiến thuật 
Để tấn công những loài động vật sở hữu lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài như sò, nghêu, … Bạch tuộc đã nghĩ ra kế sách dùng những hòn đá nhỏ đập đến khi lớp vỏ ngoài vỡ ra, hoặc tận dụng ngay sự linh hoạt của các xúc tu để mở bung lớp vỏ bên ngoài động vật thân mềm.
Các chuyên gia gật gù mà dành lời khen ngợi cho việc bạch tuộc rất khôn khéo sử dụng những chiến thuật để đạt được những gì nó muốn, và nó biết cách nào là dễ dàng nhất.

screenshot-1481-1687610637.jpg
 


Bạch tuộc sở hữu bộ não cực kỳ tiến bộ


Các chuyên gia đã chỉ ra, trong thế giới động vật không xương sống bạch tuộc là loài duy nhất sở hữu một bộ não khá "tiến bộ" dù chưa được xem là gì đối với con người. Cụ thể, nhiều nghiên cứu đưa ra hình ảnh não của bạch tuộc có nếp gấp thùy, tương tự như bộ não của loài động vật có xương sống.
Chính việc sở hữu sự cấu tạo đặc biệt trong bộ não tạo ra khả năng liên kết tuyệt vời đối với các cơ quan của bạch tuộc. Đây chính là lý do, loài động vật này có khả năng ghi nhớ tuyệt vời, cùng khả năng logic, tư duy phong phú.


 

 

Tin nóng 24/6: Đại học ông Phạm Nhật Vượng theo học; Địa điểm ở Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất

Tin nóng ngày 24/6 nổi bật với các thông tin như: Top 3 trường đại học tỷ phú Việt Nam ghi danh: Ông Phạm Nhật Vượng là sinh viên giỏi của trường này!; Việt Nam lọt top 5 điểm đến nhất định phải ghé mùa hè 2023, bất ngờ nơi được tìm kiếm nhiều nhất