Dòng họ có số người đỗ đạt, nhiều 'thủ khoa' nhất Việt Nam: Số lượng áp đảo các họ còn lại
Từ xa xưa ông cha ta đã có truyền thống hiếu học và đề cao việc thi cử. Nếu như ở thời hiện đại, ai nấy đều quan tâm đến danh tính của những người đỗ ‘thủ khoa’ trong các kỳ thi đại học hoặc tốt nghiệp cử nhân, đầu ra thạc sĩ, tiến sĩ thì lịch sự khoa bảng cả ngàn năm đất Việt cũng lưu lại những ‘thủ khoa’ hay còn gọi là các trạng nguyên.
Cụ thể, trong lịch sử khoa bảng từ năm 1075-1919, có đến 1.063 người họ Nguyễn đỗ đại khoa, con số này gấp tới 4 lần số lượng người họ Lê đỗ đạt (ở vị trí số 2).
Theo đó, khai quốc công thần của vua Đinh Tiên Hoàng là tể tướng Định Quốc Công - Nguyễn Bặc (924-979) được tôn là thủy tổ của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Vị khai quốc này quê ở Ninh Bình và là bạn đồng niên cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.
Vào năm 1246, Nguyễn Hiền (1235-1255) đã là trạng nguyên trẻ nhất lịch sử Việt Nam vào năm 1246 dưới thời nhà Trần. Lúc đỗ Trạng Nguyên, ông chỉ mới có có 13 tuổi. Từ thời nhà Trần đến thời Lê - Trịnh, có đến 14 danh nhân họ Nguyễn đã đỗ trạng Nguyên. Như vậy dòng họ Nguyễn có số lượng người đỗ Trạng Nguyên nhiều nhất Việt Nam với con số 14/46.
Dưới thời Lý, Lê Văn Thịnh (1038-1096) là danh nhân đỗ đầu trong kỳ thi nho học đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Dù ông thực tế không đỗ Trạng nhưng vẫn được một số tài liệu gọi là Ông Trạng.
Trên thực tế, Nguyễn Quan Quang mới là Trạng Nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà khi ông đỗ trạng nguyên năm 1246 dưới thời Trần.
Vào năm dưới thời Lê Trung Hưng, Trịnh Tuệ (Trịnh Huệ) quê ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá là danh nhân đỗ trạng nguyên cuối cùng của lịch sử Việt Nam.
Cô gái có cái tên xấu lạ 'độc nhất vô nhị', phải đưa giấy tờ tùy thân vì nhà chồng không ai tin
Dù được đặt cho cái tên xấu nhưng cô gái 30 tuổi vẫn có cuộc sống vô cùng viên mãn. Thậm chí, cô còn cho rằng cái tên này khiến cô được nhiều người yêu quý hơn!