Doanh nhân

Danh tính tỷ phú vừa 'soán ngôi' ông Phạm Nhật Vượng trở thành người giàu nhất Việt Nam

Với những tín hiệu tích cực của ngành thép, ông Trần Đình Long đã vượt qua chủ tịch tập đoàn Vingroup ghi danh trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại.


Soán ngôi tỷ phú Phạm Nhật Vượng 

Bước qua thời kỳ đen tối nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam nửa cuối tháng 06 gần đây đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực khi những một số mã ngành hàng trụ cột như Tập đoàn Hòa Phát - HPG (+8,3%), Vinamilk - VNM (+4,5%) và GVR (+6,7%)…  đã ở mức tăng trưởng dương. 

Đặc biệt riêng đối với ngành thép, sau khi Hiệp hội Thép Việt Nam công bố sản lượng thép tháng 5 phục hồi đồng thời giá thép cuộn cán nóng (HRC) tăng trở lại thì Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long liên tục tăng trưởng một cách tích cực. 

screenshot-1139-1687920752.jpg
 


Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 12/6 cổ phiếu Hòa Phát (HPG) tăng 8/10 phiên, trong tuần vừa qua tăng 4/5 phiên. Đây là một diễn biến rất tích cực của cổ phiếu đầu ngành thép, với thị phần khoảng hơn 50% mảng thép xây dựng.

Tính trong cùng kỳ nửa đầu năm 2023,  cổ phiếu HPG đã ghi nhận mức tăng trưởng dương hơn 40%. Còn so với đáy hồi giữa tháng 11/2022, cổ phiếu HPG tăng khoảng 130%.

Sự tăng trưởng vượt bậc của cổ phiếu HPG trong thời điểm khó khăn như hiện nay đã giúp cho tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long tăng vọt. Tính tới ngày 24/6, hơn 1,516 tỷ cổ phiếu HPG của ông Long có trị giá trên 38.514 tỷ đồng.

Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như “vua thép”. Đối thủ nặng ký của HPG là VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn quanh vùng đáy lịch sử, ở mức 52.000 đồng/cp, thấp hơn nhiều so với giá 75.000 đồng/cp ghi nhận hồi đầu tháng 12/2022.

Đây chính là lý do số tài sản quy từ cổ phiếu mà chủ tịch tập đoàn Vingroup nắm giữ trực tiếp (hơn 691 triệu cổ phần) có giá trị còn hơn 35.900 tỷ đồng. 

screenshot-1140-1687920752.jpg
 

Như vậy theo như số liệu thống kê bằng số lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp trên sàn chứng khoán ở thời điểm hiện tại, Vua thép Trần Đình Long chính thức soán ngôi Vua bất động sản Phạm Nhật Vượng và trở thành người giàu có nhất trên sàn sàn chứng khoán. 


Ngành thép lên hương sau gần một năm ảm đạm 

Trong nửa cuối năm 2022, tình hình ngành thép của các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn vì giá nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào tăng mạnh, tỷ giá tăng cao, nhu cầu tiêu thụ thép tụt giảm cả trong nước và quốc tế. Trong khi, giá thép bán ra liên tục đi xuống. Vậy nên, hầu hết các doanh nghiệp ngành thép thua lỗ.

Sau khoảng một năm ảm đạm, giá thép giảm mạnh những quý đầu năm 2023 khi các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi trở lại, ngành thép bắt đầu đón nhận các thông tin tích cực.

Theo bản báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 5/2023 vừa qua sản lượng thép sản xuất trong tháng đạt 2 triệu tấn, tăng 3,1% so với tháng trước. Tổng sản lượng tiêu thụ tăng khá mạnh thêm 13,3% lên 2,14 triệu tấn. Xuất khẩu tăng gần 30% lên 822.657 tấn, cao gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.

Chính điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng cổ phiếu ngành thép sẽ tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới và các doanh nghiệp ngành thép sẽ được hưởng lợi nhờ những tín hiệu tích cực gần đây.

Là ‘anh lớn” trong ngành, mức tiêu thụ của Hòa Phát đang cải thiện. Trong tháng 5, sản lượng bán các sản phẩm thép tăng 16% so với tháng trước, lên 530.000 tấn.

screenshot-1141-1687920820.jpg
 

Cùng với những tín hiệu tích cực của ngành thép, thị trường bất động sản đã manh nha những dấu hiệu phục hồi đầu tiên,một số doanh nghiệp địa ốc lớn đã khởi động lại các dự án. 

Tiêu biểu như Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova gần đây đã khẳng định doanh nghiệp đã bước “qua thời kỳ khó khăn nhất”. Trong quý II/2023, Novaland đã tái khởi động các dự án trung tâm TP.HCM cùng các đại đô thị NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City. Sắp tới, trong giai đoạn 2024-2025, Novaland dự kiến triển khai thêm hai dự án bất động sản đô thị tại TP.HCM và một dự án đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM.

Đồng thời, chính phủ hiện tại cũng đã ban hành rất nhiều nghị định nghị quyết ưu ái hơn cho ngành bất động sản như: Nghị định 10 của Chính phủ (hướng dẫn thi hành Luật Đất đai) giúp tháo gỡ những nút thắt hành chính cho các chủ đầu tư dự án BĐS; Nghị định 08/2023 về trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ thị trường BĐS hay Quyết định 388 về đề án phát triển nhà ở xã hội,…

Có vẻ, những dấu hiệu tích cực cho thấy ngành thép, ngành bất động sản và một số ngành chủ chốt đang có dấu hiệu phục hồi trở lại mạnh mẽ. Chúng ta cũng rất có thể hy vọng vào một tương lai sáng lạng hơn cho thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2023.

 

Sự thật ít ai biết về người vừa soán ngôi ông Phạm Nhật Vượng trở thành người giàu nhất Việt Nam

Trước khi có màn soán ngôi ông Phạm Nhật Vượng trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trần Đình Long đã trải qua nhiều thăng trầm với khối tài sản liên tục biến động!